Tròn 6 năm kể từ ngày lên sàn chứng khoán, "bom tấn" IPO một thời giờ ra sao?

Cập nhật: 11:15 | 01/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Ngày này 6 năm về trước, BSR chính thức lên sàn chứng khoán mang theo nhiều kỳ vọng của các nhà đầu tư sau thương vụ IPO thành công ngoài mong đợi trước đó.

Ngày 1/3/2018, cổ phiếu BSR của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCOM: BSR) đã có màn "chào sân" UPCoM ấn tượng khi tăng kịch trần (+40%) lên mức giá 31.300 đồng/cp, lượng giao dịch trong phiên cũng rất sôi động. Những tưởng khởi đầu suôn sẻ này sẽ mở ra con đường thuận lợi cho BSR trên sàn chứng khoán, thế nhưng thực tế lại không như những gì các nhà đầu tư kỳ vọng.

Cổ phiếu BSR liên tục trượt dài và có thời điểm chỉ còn chưa đến 5.000 đồng/cp (cuối tháng 3/2020), "bốc hơi" tới 84% so với đỉnh. Hệ quả là các nhà đầu tư "đu đỉnh" BSR phiên chào sàn phải mất đến hơn 4 năm mới "về bờ" vào giữa tháng 6/2022.

Thế nhưng, BSR lại quay đầu chóng vánh sau khi trở lại vùng đỉnh và một lần nữa lao dốc mạnh. Đến giữa tháng 11/2022, thị giá cổ phiếu này chỉ còn 1/3 so với đỉnh. Từ đây, BSR dần hồi phục nhưng vẫn còn cách khá xa đỉnh từng thiết lập. Hiện tại, cổ phiếu này đang dừng ở quanh mức 19.800 đồng/cp, thấp hơn 36% so với đỉnh.

Thời điểm hiện tại. vốn hóa thị trường của BSR tương ứng khoảng 62.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD), thấp hơn gần 31.000 tỷ so với thời điểm mới lên sàn 6 năm trước. Tuy nhiên, BSR hiện vẫn là doanh nghiệp lớn thứ 3 sàn UPCoM, chỉ sau ACV và Viettel Global (VGI).

Tròn 6 năm kể từ ngày lên sàn chứng khoán,
BSR đang dừng ở quanh mức 19.800 đồng/cp, thấp hơn 36% so với đỉnh

Được biết, BSR đã có kế hoạch niêm yết cuối năm 2023, tuy nhiên đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa thể thực hiện được. BSR cho biết, dù nhận được sự ủng hộ của HoSE nhưng quá trình vẫn gặp vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chí liên quan đến các khoản nợ quá hạn của công ty con BSR- BF. BSR vẫn đang chờ cuộc họp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xin thêm hướng dẫn cũng như giải pháp tháo gỡ nút thắt này.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận doanh thu thuần đạt 146.423 tỷ đồng, giảm đến 12% so với mức kỷ lục đạt được vào năm 2022. Lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức 9.608 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ, kéo biên lợi nhuận gộp suy giảm, xuống còn 6,5%.

Một điểm đáng lưu ý, trong năm vừa qua, doanh thu tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh, ở mức 52%, đạt hơn 2.659 tỷ đồng, được thúc đẩy bởi lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá. Cùng với đó, doanh nghiệp này còn có hai khoản doanh thu phát sinh là 560 triệu đồng tiền cổ tức được chia và 7,6 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính khác.

Tròn 6 năm kể từ ngày lên sàn chứng khoán,
Doanh thu tài chính của Lọc hoá dầu Bình Sơn năm 2023 (Nguồn: BCTC BSR)

Tuy nhiên, do các loại chi phí tăng cao, lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Lọc hoá dầu Bình Sơn vẫn “đi lùi”, đạt 8.455 tỷ đồng, giảm 42% so với mức kỷ lục đạt được vào năm trước đó. Dù vậy, đây vẫn là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

So với kế hoạch kinh doanh vừa được điều chỉnh tăng hồi cuối tháng 12/2023, Lọc hoá dầu Bình Sơn đã vượt 1% chỉ tiêu doanh thu và 73% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Doanh nghiệp cho biết, trong năm 2023, tổng sản lượng đạt hơn 7,36 triệu tấn sản phẩm, tương đương công suất suất vận hành trung bình là 111%, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Công ty còn nộp ngân sách nhà nước gần 17.000 tỷ đồng.

Tròn 6 năm kể từ ngày lên sàn chứng khoán,

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Lọc hoá dầu Bình Sơn đạt 86.453 tỷ đồng, tăng 10% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với 44%, ghi nhận ở mức 38.122 tỷ đồng, tăng mạnh 52% chỉ trong vòng một năm. Dòng tiền nhàn rỗi này chính là yếu tố giúp doanh nghiệp thu lãi tiền gửi ngân hàng tới 1.600 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Phía bên kia bảng cân đối kế toán, năm qua, Lọc hoá dầu Bình Sơn chỉ phát sinh vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với giá trị đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 23%. Trong đó, doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hàng là 288 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, Lọc hoá dầu Bình Sơn đặt mục tiêu tổng sản lượng sản xuất hơn 5,7 triệu tấn sản phẩm, giảm đáng kể so với mức nền cao của năm 2023. Mục tiêu tổng sản lượng tiêu thụ đạt 5,66 triệu tấn các loại.

Về các chỉ tiêu tài chính, công ty lọc dầu này cũng tỏ ra khá thận trọng khi chỉ đặt mục tiêu thu về 95.274 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.148 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt thấp hơn 35% và 86% so với kết quả năm 2023.

Về triển vọng kinh doanh của Lọc hoá dầu Bình Sơn, nhiều tổ chức tài chính cũng nhận định, lợi nhuận năm 2024 của doanh nghiệp này sẽ giảm xuống do phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ trong khoảng 50 ngày (từ tháng 3 - tháng 4/2024). Điều này có thể khiến sản lượng có thể giảm khoảng 10% so với năm 2023 nhưng không ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ.

Giai đoạn 2017 - 2018, câu chuyện doanh nghiệp quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu lớn nhất nhì cả nước tiến hành IPO đã thu hút sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư trong và ngoài nước giai đoạn 2017-18.

BSR thời điểm đó thực sự là một "bom tấn" khi phiên IPO thu hút đến 4.079 nhà đầu tư tham gia, khối lượng đặt mua gần 652 triệu đơn vị, gấp 2,7 lần lượng cổ phần chào bán. Phiên đấu giá thành công, toàn bộ 241,56 triệu cổ phần (tương đương 7,79% cổ phần BSR) được bán hết với mức giá bình quân 23.043 đồng/cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài trúng 147,8 triệu cổ phiếu.

Đầu tư MST lên kế hoạch “thâu tóm” Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận

MST dự định dùng toàn bộ 700 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ để mua 32,3 triệu cổ phần ...

Một quỹ ngoại "máu mặt" chuẩn bị chi 700 tỷ đồng thực hiện quyền mua cổ phiếu HCM

Trước giao dịch, quỹ ngoại tỷ đô này đang là cổ đông lớn nhất tại Chứng khoán TP.HCM với tỷ lệ sở hữu là 20,956% ...

Chậm niêm yết cổ phiếu, ABA Cooltrans - khoản đầu tư của Mekong Capital bị phạt nặng

ABA Cooltrans đã hoàn tất đăng ký công ty đại chúng từ ngày 31/8/2022 nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu ...

Nguyên Nam