Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm ra sao?

Cập nhật: 10:00 | 04/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng cuối năm được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn khi lạm phát ở các đối tác xuất khẩu chính vẫn – Mỹ và EU đang ở mức rất cao.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm ra sao?
Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm ra sao?

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước tính đạt 33,38 tỷ USD, tăng 22,86% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 13,03%. Như vậy, cán cân thương mại theo tháng tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ở mức 2,42 tỷ USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu ở mức 3,96 tỷ USD.

Mức nền thấp trong cùng kỳ năm 2021 – khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất thực hiện 3 tại chỗ do làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 là một trong những yếu tố giúp xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng mạnh trong tháng 8 vừa qua.

Ngoài ra, việc Samsung ra mắt sản phẩm mới trong tháng 8 cũng là yếu tố giúp cho xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện – mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, ghi nhận tăng trưởng trên 20% so với tháng trước và giúp cho giá trị xuất khẩu giảm tăng trưởng trở lại theo tháng.

Tuy nhiên BVSC đánh giá triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong các tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn hơn khi lạm phát ở các đối tác xuất khẩu chính vẫn – Mỹ và EU đang ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu lập đỉnh. Hiện tại, nền kinh tế Mỹ - đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng đã rơi vào suy thoái kỹ thuật khi có quý thứ 2 liên tiếp chứng kiến GDP suy giảm trong quý 2. Diễn biến này sẽ tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong đó, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục giảm so với tháng trước, nhưng ghi nhận tăng trưởng mạnh trở lại so với cùng kỳ nhờ mức nền thấp trong quý 3/2021. Trong tháng 9 tới đây, giá trị xuất khẩu thủy sản có thể sẽ duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ, tuy nhiên, tăng trưởng theo tháng nhiều khả năng vẫn ở mức âm, do nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường chính có xu hướng chững lại trước diễn biến của lạm phát cũng như tồn kho của các thị trường này đang ở mức cao.

Nguồn: BVSC
Nguồn: BVSC

Về chỉ số sản xuất công nghiệp, trong tháng 8/2022 tăng 2,92% so với tháng 7 và 15,57% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ghi nhận mức tăng 9,44% so với cùng kỳ. Tương tự, sản xuất trong hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng trưởng tích cực. Động lực chính của sản xuất công nghiệp là ngành công nghiệp chế biến – chế tạo cũng ghi nhận mức tăng 10,39%.

Tuy nhiên, tăng trưởng theo tháng của một số ngành sản xuất có phần chậm lại so với tháng 7 như sản xuất kim loại, xe có động cơ và sản xuất trang phục. Đáng chú ý, sản xuất kim loại so với cùng kỳ ghi nhận mức âm trong tháng thứ 2 liên tiếp. Giá nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất kim loại vẫn đang có diễn biến tăng cao là một trong những yếu tố có tác động tiêu cực đối với sản xuất mặt hàng này.

Thêm vào đó, nhu cầu chậm lại do tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của Việt Nam là Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian vừa qua cũng đã có ảnh hướng tới sản xuất kim loại.

BVSC đánh giá trong tháng 9 tới đây, chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ do nền so cùng kỳ năm 2021 ở mức thấp (giai đoạn sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam).

Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số này có thể sẽ chững lại trong quý cuối cùng của năm do lạm phát thế giới vẫn đang tăng cao, làm tăng lo ngại suy thoái kinh tế cũng như ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

Về đầu tư công, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong tháng 8/2022 đạt 48.295 tỷ đồng, tăng 52,87% so với cùng kỳ năm trước và 5,67% so với tháng trước. Như vậy, sau 8 tháng, tổng lượng giải ngân vốn đầu tư công đạt 285.383 tỷ đồng, tăng 18,09% so với cùng kỳ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch cả năm.

Trong các tháng tiếp theo, BVSC dự báo giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, khi xu hướng giải ngân trong các năm gần đây, lượng vốn đầu tư công thường tập trung chủ yếu và tăng mạnh vào nửa cuối của năm.

Thêm vào đó, giá của nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng đã có diễn biến giảm, sẽ giúp cho việc giải ngân diễn ra thuận lợi hơn trong các tháng cuối năm nay. Với sự quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ, BVSC dự báo cả năm 2022, đầu tư công sẽ hoàn thành 90-95% kế hoạch.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

UBTVQH nhất trí ban hành Nghị quyết về giao vốn cho dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - Xã hội

Tại phiên họp bất thường chiều 29/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ...

Nhiều tổ chức dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ nửa cuối năm

Các tổ chức Standard Chartered, HSBC, SSI, VinaCapita đã đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 ...

Tết Độc lập nghĩ về nền kinh tế độc lập, tự chủ

"Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân". Đây là thông ...

Thu Thủy

Tin liên quan