Triển vọng và thách thức nhóm cổ phiếu đầu tư công năm 2023?

Cập nhật: 10:58 | 21/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia Kinh tế vĩ mô, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, nền kinh tế đang kỳ vọng nhiều vào đầu tư công, Chính phủ cũng nỗ lực, xông xáo tháo gỡ các nút thắt của đầu tư công, tuy nhiên hiệu quả như thế nào thì cần chờ thêm thời gian. Đây chính là "thách thức" của vấn đề này.

Đẩy mạnh giải ngân với đầu tư công được xem là điểm nhấn nền kinh tế trong năm 2023. Chính phủ đã thông qua kế hoạch đầu tư công với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 140.000 tỷ đồng (tương ứng 25%) so với năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với năm 2021. Như vậy, 2023 sẽ là năm đầy áp lực với giải ngân đầu tư công khi khối lượng vốn cần giải ngân tương đối lớn.

Triển vọng và thách thức nhóm cổ phiếu đầu tư công năm 2023?
Chuyên gia kinh tế cho rằng, "chúng ta nên kỳ vọng vừa phải, không nên thái quá về đầu tư công". Hình minh họa

Nhiều cổ phiếu liên quan đến đầu tư công như nhóm ngành vật liệu xây dựng, thi công cơ sở hạ tầng... tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, phần lớn đều đạt tỷ suất tăng trưởng dương. Đây là những công ty đang nắm nhiều lợi thế giành được các gói thầu quy mô lớn.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa rõ xu hướng với VN-Index dao động trong biên độ rộng từ đầu năm 2023 sau khi ghi nhận mức giảm sâu -32,78% trong năm 2022 (so với mức tăng mạnh +35,73% trong năm 2021).

Xét về nền tảng cơ bản, triển vọng tăng trưởng chung của toàn thị trường trong năm 2023 tương đối kém tích cực do doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm ngành lớn (bao gồm Bất động sản nhà ở, Thép) chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí vốn đầu tăng cao, rủi ro tăng trưởng chậm lại ở các thị trường xuất khẩu lớn và cầu tiêu dùng giảm trong môi trường lãi suất cao.

Chia sẻ về triển vọng nhóm cổ phiếu đầu tư công đang được thị trường đánh giá cao trong năm 2023, theo đánh giá của chuyên gia Đào Phúc Tường, cần nhìn kỹ đầu tư công có nhiều mảng, nếu chỉ nhìn doanh nghiệp trên sàn thì liên quan chủ yếu đến đầu tư hạ tầng đường bộ, năng lượng. Với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đường bộ không kỳ vọng thái quá nhưng có niềm tin rằng "xuân này hơn hẳn mấy xuân qua".

Về mặt cổ phiếu, một dự án đầu tư công ký hợp đồng phải mất 15-24 tháng mới xong, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đi theo chu kỳ như thế. Kinh nghiệm của ông Tường cho thấy, lợi nhuận những doanh nghiệp này sẽ ghi nhận cao trong quý đầu, quý kết thúc dự án lại thấp nhất. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn 24 tháng thì phải nhìn lợi nhuận ra sao, giá cả đầu ra đầu vào ra sao?

Với riêng nhóm xi măng, đây là ngành có tính cạnh tranh cao, cung luôn nhiều hơn cầu. Giai đoạn trước Covid-19, ngành xi măng sống được nhờ xuất khẩu sang Trung quốc, Philipines, Bangladesh giúp giảm tải nhu cầu trong nước lớn. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu bi thu hep vì các nước nhập khẩu cũng rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, đầu tư kém thì nhu cầu xi măng sẽ giảm đi đáng kể, từ đó dội ngược lại nguồn cung vào thị trường trong nước.

"Trong nước thừa cung, mấy dự án đầu tư công có giúp ngành xi măng không? Tôi nghĩ là không nhưng giá than giảm giúp biên lợi nhuận khá tốt song với lãi suất vay ngân hàng cao lên thì yếu tố nào trội hơn ta phải tính toán nhiều yếu tố giằng co", ông Tường lưu ý.

Mặc dù vậy, theo PGS.TS Phạm Thế Anh, chuyên gia Kinh tế vĩ mô, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, nền kinh tế đang kỳ vọng nhiều vào đầu tư công, Chính phủ cũng nỗ lực, xông xáo tháo gỡ các nút thắt của đầu tư công, tuy nhiên hiệu quả như thế nào thì cần chờ thêm thời gian. Đây chính là "thách thức" của vấn đề này.

Triển vọng và thách thức nhóm cổ phiếu đầu tư công năm 2023?

Ông Phạm Thế Anh cho biết, "quan điểm cá nhân của tôi là không nên kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư công vì quy mô đầu tư công so với tổng thể nền kinh tế là nhỏ và so với tổng cầu nền kinh tế còn nhỏ nữa. Những dự án dễ giải quyết thì chúng ta đang làm rồi. Còn nút thắt về thể chế, pháp lý… những nút thắt khó giải quyết, thì chúng ta chưa làm được và cần chờ đợi".

Những doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công cần có đánh giá biên lợi nhuận, khả năng thu lời từ các dự án đầu tư công, đây không phải vấn đề thực thi được ngay mà chỉ làm được khi kết thúc dự án. Do đó chúng ta nên kỳ vọng vừa phải, không nên thái quá về đầu tư công.

Mặc dù vậy, theo góc nhìn của ông, những gì đã trải qua trong quý 4/2022 đã xấu nhất. "Mọi việc đang được điều chỉnh nhưng để lạc quan hẳn sẽ còn gập ghềnh, tuy vậy, hiện chúng ta đang trong xu hướng tốt dần lên".

Thực tế, với mỗi hợp đồng liên quan đến dự án đầu tư công thường phải được thực hiện trên dưới 2 năm, có nghĩa phải mất một thời gian đáng kể mới có thể đánh giá được từ lợi nhuận đến giá cả dự án, cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cổ phiếu nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư cũng như khẩu vị rủi ro của mỗi người.

Theo chuyên viên Trần Bá Trung từ VNDirect, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rủi ro với các cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, bao gồm "tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, lãi suất cao hơn kỳ vọng và xu hướng tăng của giá hàng hóa được duy trì".

Danh mục ETF quý I/2023: Cổ phiếu DXG có thể bị loại, EIB được "săn đón"

SSI Research ước tính quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF sẽ cơ cấu khoảng 19% danh mục hiện tại (95 triệu USD trong tổng giá trị ...

Lãi trước thuế của Vinamilk có thể đạt 11.341 tỷ đồng năm 2023, cổ phiếu VNM có đáng đầu tư?

Với thương hiệu mạnh và bề dày hoạt động hiệu quả, VNM vẫn đang duy trì vị thế dẫn đầu thị trường một cách chắc ...

Điểm mặt những loại cổ phiếu không nên mua

Những cổ phiếu bị làm giá, tính thanh khoản thấp, giá rẻ... có thể giúp nhà đầu tư sinh lời trong ngắn hạn nếu gặp ...

Khánh Vân