Triển vọng kém sắc của cổ phiếu PVB

Cập nhật: 12:09 | 15/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBSC (SBS) vừa có báo cáo phân tích triển vọng kinh doanh cũng như giá cổ phiếu PVB của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (HNX: PVB). Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn phân tích thông tin đến nhà đầu tư và Quý độc giả.

PV Coating (PVB): 6 tháng lãi 87 tỷ đồng vượt 79% mục tiêu kinh

Theo SBS, PVB là doanh nghiệp đầu ngành lâu năm; những dự án như Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 và Sao Vàng Đại Nguyệt đã kết thúc vào năm ngoái - tức là PVB gần như không còn dự án dầu khí nào trong năm nay. Để cải thiện tình hình tài chính trong năm 2021, công ty sẽ cần phải cắt giảm vốn lưu động và hàng tồn kho nhiều hơn nữa, với việc nguyên liệu đầu vào tăng mạnh khiến doanh nghiệp gần như chỉ sản xuất cầm chừng, 3 quý gần nhất đều có kết quả kinh doanh thua lỗ nên SBS đánh giá PVB ở mức Rủi Ro (chi tiết xem phần Khuyến nghị).

Về tình hình kinh doanh, PVB đã ghi nhận thua lỗ quý thứ 3 liên tiếp, dù giá dầu tăng tích cực.

Do yếu tố thời tiết khiến hệ thống vận tải bị gián đoạn cùng với việc nhiều giếng dầu ngừng hoạt động, dòng chảy bị đình trệ khiến sản lượng dầu thô của Mỹ đột ngột giảm mạnh, các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất gia tăng. Đây là nguyên nhân khiến giá dầu tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Ngành dầu khí Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường dầu mỏ thế giới. Bất lợi về giá vốn của các dự án thượng nguồn khiến động lực đầu tư khai thác các mỏ dầu khí mới không liên quan tới lợi ích kinh tế, mà phụ thuộc hoàn toàn vào định hướng của Chính phủ. Vì vậy, toàn cảnh ngành dầu khí nội địa vẫn không sáng sủa.

Kết thúc 3 tháng đầu 2021, PVB chỉ đem về chưa tới 11 tỷ doanh thu, giảm 97% so cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp 7 tỷ. Sau khi khấu trừ các khoản chi phí và thuế, lỗ sau thuế tại PVB hơn 10 tỷ (cùng kỳ lãi gần 49 tỷ đồng); đây cũng là quý thua lỗ thứ 3 liên tiếp. Doanh nghiệp gần như không có dự án dầu khí lớn trong 2021 mà chỉ hoạt động cầm chừng nhờ các dự án nhỏ

Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 và Sao Vàng Đại Nguyệt đã kết thúc vào năm trước, PVB gần như không có dự án dầu khí nào trong năm 2021. Ngoại trừ kho LNG Thị Vải, PVB không có hợp đồng mới từ các bên liên quan.

Được biết, PVB hiện có các dự án quy mô nhỏ hơn liên quan đến bọc chống ăn mòn, bọc cao su và bọc chống cháy, khách hàng đều là các nhà sản xuất tư nhân.

Nhiều dự án của ngành dầu khí hiện đang chờ Chính phủ và các yếu tố chính trị, PVB chưa thể có động lực tăng trưởng dài hạn. Các dự án khai thác dầu khí lớn trong nước được kỳ vọng sẽ mang lại công ăn việc làm cho chuỗi giá trị toàn ngành, nhưng hầu hết vẫn chưa bắt đầu triển khai như Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ.

Dự án Nam Du U Minh và Cá Rồng Đỏ cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị. Nguồn công ăn việc làm của PVB phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ là GAS.

Rủi ro đầu tư

- PVB sẽ phải đối mặt với việc thiếu hụt các dự án lớn cho đến hết năm 2021. Cùng với đó, việc nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi đó giá bán chưa tăng càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Khuyến nghị

SBS nhận định: PVB là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bọc ống, có cơ cấu tài chính lành mạnh. Tuy nhiên do sự bùng phát và diễn biến của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành dầu khí, nguồn thu của PVB hiện đang có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng, PVB gần như không có dự án dầu khí nào năm 2021, doanh thu của PVB trong Quý 1/2021 chỉ đem về chưa tới 11 tỷ, giảm 97% do với cùng kỳ. Do đó SBS dự báo PVB sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, dù theo định giá không quá chênh lệch so với giá thị trường giao dịch nhưng do những triển vọng kinh doanh một vài năm tới đây không mấy khả quan, SBS vẫn đánh giá PVB ở mức rủi ro.

Tạm kết phiên sáng ngày 15/6/2021, cổ phiếu PVB giảm nhẹ 0,6% về mức 16.400 đồng; khớp lệnh giảm mạnh còn hơn 86.000 đơn vị.

Chứng khoán, SBS khuyến nghị nhà đầu tư nên bán cổ phiếu này và mua vào ở ở giá mục tiêu 14.9xx đồng.

CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) tiền thân là CTCP Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị IDICO - Dầu khí được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Hoạt động chính của công ty là sản xuất bọc ống, sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, gia tải đường ống...

Ngày 24/12/2013, PVB chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Chứng khoán Tiên Phong (ORS) sắp tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng thông qua chào bán 100 triệu cp

Mới đây, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (UpCoM - Mã: ORS) cũng vừa thông qua phương án chào bán 100 triệu cổ phiếu ra công ...

Chưa lo "bong bóng" chứng khoán

Đều tăng điểm mạnh nhờ dòng tiền cá nhân nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa xuất hiện những dấu hiệu "bong bóng" như ...

Thị trường rung lắc nhẹ đầu phiên, cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng mạnh

Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn xuất hiện và điều này đẩy các ...

Đức Hậu