Trasimex muốn trở thành công ty mẹ của Transco (TJC)

Cập nhật: 09:46 | 13/05/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Transimex (HOSE: TMS) vừa đăng ký mua mua 1,74 triệu cổ phiếu TJC của CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (Transco, Sàn HNX), nâng tỷ lệ sở hữu từ 2,83 triệu đơn vị (32,98% vốn) lên 4,57 triệu đơn vị (53,13% vốn).

3542-1221
Trasimex muốn trở thành công ty mẹ của Transco (TJC). Hình minh họa.

Giao dịch nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Phương thức thực hiện là thỏa thuận và khớp lệnh trong thời gian từ ngày 13/5 đến 7/6. Nếu giao dịch thành công, Trasimex sẽ trở thành công ty mẹ của TJC. Hiện Chủ tịch TMS Lê Huy Diệp là Phó Chủ tịch TJC.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/5, cổ phiếu TJC có giá 18.100 đồng/đơn vị, tăng 25,69% so với đầu năm. Nếu tính theo giá này, Transimex sẽ phải bỏ ra 31,49 tỷ đồng để sở hữu số cổ phiếu trên.

3635-tjc
Diễn biến giá cổ phiếu TJC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Tại đại hội cổ đông thường niên 2022 của TJC, các cổ đông đã thông qua việc Trasimex và người có liên qua được mua cổ phiếu TJC để nâng sở hữu lên 50,932% bằng hình thức mua khớp lệnh hoặc thỏa thuận mà không phải chào mua công khai. Bên chuyển nhượng là Dịch vụ Văn hóa Việt, Đầu tư và thương mại Thiên Hải, Đầu tư Vina.

Được biết, Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ Vận tải hàng hóa và Hành khách trực thuộc Công ty Vận tải Biển III, thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, được cổ phần hóa ngày 30/12/1999. Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách trong và ngoài nước; dịch vụ đại lý: tàu biển,liên hiệp vận chuyển...;dịch vụ sửa chữa tàu biển và kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài Trasimex, một trong những cổ đông lớn khác của công ty là Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN).

Năm 2021, TJC cũng chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận thêm 1.000 đồng). Thời gian thực hiện là ngày 31/5, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/5.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, TJC lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 150 tỷ đồng, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế là 13,50 tỷ đồng, giảm 21,50% so với thực hiện 2021. Sản lượng vận tải đạt 400.000 tấn, tăng 2,85%. Mức cổ tức dự kiến cho năm nay là 12%.

Quý I/2022, TJC ghi nhận doanh thu là 35,69 tỷ đồng, tăng 22,64% so với quý I/2021, lãi sau thuế đạtt 4,23 tỷ đồng, gấp 2,82 lần cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả trên, doanh nghiệp này đã hoàn thành kế hoạch lần lượt là 23,72% và 31,33%.

Theo Ban Tổng giám đốc, lợi nhuận quý I/2022 tăng nhờ sự khởi sắc của ngành vận tải biển toàn cầu làm cho mảng vận tải biển của công ty có kết quả khả quan. Lợi nhuận từ mảng này đã tăng 207,91% do giá cước vận chuyển tăng 9-10 USD/tấn và tốc độ làm hàng của Transco nhanh.

Lỗ gần 27 tỷ đồng năm 2019, Cổ phiếu TJC bị đưa vào diện cảnh báo

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo đưa cổ phiếu TJC của CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại vào diện bị cảnh báo kể từ ngày 19/03/2020 do lợi nhuận năm 2019 ghi nhận âm.

Cụ thể, kết thúc năm 2019, TJC ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 134 tỷ đồng, giảm 23% so với năm trước. Đáng chú ý, TJC ghi nhận khoản lỗ ròng gần 27 tỷ đồng trong khi năm trước đó lãi ròng hơn 1 tỷ đồng.

Theo giải trình của TJC, năm 2019, TJC gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, doanh thu sụt giảm mạnh ở cả 2 lĩnh vực vận tải biển và hoạt động logistics do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến sự cạnh tranh về đơn giá vận tải trên các tuyến mà Công ty đang khai thác giữa các hãng vận chuyển đang gay gắt.

Ngoài ra, tàu phải tìm những tuyến vận tải khác đi Hàn Quốc, Malaysia kém hiệu quả hơn, một số chuyến tàu phải chạy rỗng đến cảng xếp hàng dẫn đến phát sinh chi phí. Trong khi đó, các chi phí đầu vào của TJC vẫn duy trì ở mức cao như cảng phí, nhiên liệu, chi phí sửa chữa.

Bên cạnh đó, vào tháng 9/2019, TJC phải chịu một khoản chi phí bất thường trị giá 600.000 USD và phí tư vấn pháp luật liên quan đến vụ kiện trong việc vận chuyển lô hàng phân bón trị giá 781.922 USD từ cảng Zhapu, Trung Quốc về cảng Quy Nhơn của tàu Transco Star từ năm 2015.

Thêm vào đó, tháng 12/2019, TJC đã bán thanh lý tàu Transco Star do tàu đã cũ, khai thác không hiệu quả để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh cũng như bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động của Công ty. Do đó dẫn đến khoản lỗ từ hoạt động thanh lý tàu của TJC hơn 2 tỷ đồng.

Với những nguyên nhân trên, kết thúc năm 2019, Dịch vụ Vận tải và Thương mại ghi nhận khoản lỗ 26,5 tỷ đồng.

SJS: Quý I/2022, lợi nhuận giảm 52,6% so với cùng kỳ

CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã chứng khoán SJS – sàn HOSE) công bố Báo cáo ...

Cổ phiếu VXB của Vật liệu Xây dựng Bến Tre có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo sẽ xem xét tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VXB ...

Cổ phiếu liên tục “lao dốc”, người thân lãnh đạo DIC Corp (DIG) chỉ mua được một lượng nhỏ đăng ký

Người thân lãnh đạo đăng ký mua khi cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC ...

Khánh Vân