Tranh chấp quyền lực tại Coteccons: Lãnh đạo nội đệ đơn từ chức, cổ phiếu CTD tăng trần

Cập nhật: 15:42 | 22/06/2020 Theo dõi KTCK trên

HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) vừa ra quyết định chấp thuận việc xin từ chức khỏi chức danh thành viên HĐQT nhiệm kì 2017 - 2022 theo đơn xin từ chức của ông Nguyễn Sỹ Công (21/6/2020) và ông Trần Quyết Thắng (20/6/2020)...

tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran

Tổng Giám đốc Coteccons - ông Nguyễn Sỹ Công

Được biết ông Nguyễn Sỹ Công là Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT của Coteccons từ năm 2017 đồng thời cũng là cổ đông công ty nắm 1,53% vốn điều lệ (tính đến 31/12/2019).

Để thay thế cho ông Công và ông Thắng, HĐQT Coteccons quyết định bầu hai thành viên là ông Bolat Duisenov (người Kazakhstan) và ông Herwig Guido H. Van Hove (người Bỉ).

Ông Bolat là CEO của Kusto Việt Nam đồng thời là thành viên HĐQT tại một doanh nghiệp lớn khác mà Kusto đầu tư - CTCP Gemadept. Trong khi đó, ông Van Hove là Tổng Giám đốc của The8th, cổ đông lớn mua lại 10,42% cổ phần Coteccons năm ngoái.

HĐQT Coteccons sẽ bổ sung việc thay đổi thành viên HĐQT vào nội dung họp ĐHCĐ thường niên để được chấp thuận.

Câu chuyện lục đục nội bộ của Coteccons nóng trở lại thời gian gần đây, thời điểm trước thềm ĐHCĐ thường niên khi một nhóm cổ đông do Kusto khởi xướng mong muốn thay đổi HĐQT Coteccons, bầu mới và thực hiện kiểm toán đặc biệt với hoạt động kinh doanh của công ty này liên quan đến các vấn đề về xung đột lợi ích, giao dịch với bên liên quan đặc việt là giao dịch với nhóm gọi là "Coteccons Group".

Đặc biệt, Kusto đưa yêu cầu với Nguyễn Bá Dương (Chủ tịch và đại diện pháp luật của Coteccons), ông Nguyễn Sỹ Công (thành viên HĐQT và Tổng Giám đốc Coteccons) và ông Trần Quang Quân (Phó Tổng Giám đốc) từ chức khỏi tất cả các vị trí trong công ty ngay lập tức.

Đứng về phía Kusto còn có The8th (cổ đông với lai lịch kín kẽ) và PXP Vietnam (quỹ ngoại sắp đóng và đang tìm đối tác thoái toàn bộ danh mục). Không những vậy, hai trong ba thành viên Ban Kiểm soát của Coteccons là ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam cũng đồng tình với Kusto trong cuộc chiến nội bộ này.

Kiện cáo và "phản pháo"

Mới nhất, cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an đã gửi thông báo đến một số công ty liên quan Coteccons (gồm Ricons, Newtecons) và cho biết đang thực hiện điều tra, giải quyết vụ việc có dấu hiệu sai phạm pháp luật.

tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran

Các công ty liên quan như Ricons, Newtecons được yêu cầu hợp tác cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan trước ngày 26/6/2020, thời điểm Coteccons tổ chức Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2020.

Theo tố cáo của nhóm cổ đông nước ngoài, các vi phạm liên tục trong vấn đề quản trị doanh nghiệp của lãnh đạo Coteccons đã gây ra tổn thất đáng kể cho Coteccons và các cổ đông của công ty khi doanh thu và lợi nhuận tiềm năng bị chuyển vào các công ty khác ("Coteccons Group") do một số lãnh đạo Coteccons sở hữu và kiểm soát.

Trong khi đó, phía Ban lãnh đạo Coteccons cũng phản pháo cho rằng, chính nhờ những nỗ lực và minh bạch của Ban điều hành đã mang lại lợi ích to lớn cho tất cả cổ đông công ty. Thành lập từ năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỷ đồng, chỉ sau 15 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ khi 10 năm liên tiếp đứng đầu khối doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng (theo VNR 500), tốc độ tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận bình quân hàng năm luôn trên 40%, vốn điều lệ Công ty hiện nay đạt mức 792,55 tỷ đồng đồng (gấp 52 lần so với thời điểm ban đầu).

"Coteccons còn là một trong số ít doanh nghiệp không vay nợ và có lượng tiền thặng dư gửi ngân hàng (duy trì khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng). Liệu đây có phải là thỏi nam châm hút những cổ đông có ý đồ không lành mạnh?

Chúng tôi cho rằng những phát ngôn như "kết quả hoạt động của Coteccons thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng thực sự; Vấn đề lớn nhất hiện đang làm xói mòn Coteccons là vấn đề về quản trị doanh nghiệp…" là những nhận định chung chung, thiếu khách quan, không có căn cứ, mang tính chất thù địch và bôi nhọ danh dự của Ban điều hành", phía lãnh đạo Coteccons nêu.

Khi mà mâu thuẫn nội bộ còn đang ở cao trào, Coteccons lên kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng, giảm 32,6% và 600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất thuộc về cổ đông công ty mẹ, giảm 15,5%. Tỉ lệ cổ tức dự kiến 30%.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên ngày 22/6, cổ phiếu CTD trần 6,9% lên mức 67.800 đồng song vẫn chưa bắt kịp giá tại thời điểm đầu tháng 6 vừa qua.

tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran
Diễn biến giá cổ phiếu CTD từ đầu tháng 6/2020
tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran

Chứng khoán 14h ngày 22/6: Lực bán xuất hiện, VN-Index "thoi thóp" dưới mốc 870 điểm

KTCKVN - Lực bán bất ngờ tăng cao ngay đầu phiên chiều đã khiến các chỉ số thu hẹp đà tăng trong đó, VNM, BID, ...

tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran

Thị trường chứng khoán ngày 22/6: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

KTCKVN - Vietstock đưa ra tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày 22/06. Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin giới ...

tranh chap quyen luc tai coteccons lanh dao noi de don tu chuc co phieu ctd tang tran

Phiên sáng: Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng tăng điểm

KTCKVN - Phiên giao dịch sáng ngày 22/6 khép lại với sắc xanh được thể hiện ở cả 2 chỉ số chính. Trong khi VN-Index ...

Quân Vương

Tin liên quan