TP Hồ Chí Minh có 45 doanh nghiệp tham gia dịch vụ đòi nợ thuê, lỗ... 3 tỷ đồng

Cập nhật: 09:00 | 30/08/2019 Theo dõi KTCK trên

Đó là một trong các nội dung đáng chú ý tại văn bản do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh tuyến ký gửi Bộ Tài chính về công tác quản lý hoạt động đòi nợ thuê trên địa bàn.

TP Hồ Chí Minh có 45 doanh nghiệp tham gia dịch vụ đòi nợ thuê, lỗ... 3 tỷ đồng
Ngoài ra, việc cho phép hoạt động kinh doanh này vô tình là kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng, cấu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ với các đối tượng hình sự, băng nhóm… gây ra hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.

Theo thống kê của UBND TP.HCM, tính đến quý 1/2019 TP.HCM có 99 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký và được cấp phép hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ, trong đó có 45 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động.

Nhân sự các tổ chức này gồm 711 người Việt và 5 người nước ngoài, tổng số vốn điều lệ là 111 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, trong kỳ các doanh nghiệp đạt tổng số lãi là 2,5 tỷ đồng; tổng số lỗ là 3 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp lãi cao nhất đạt 957 triệu đồng; doanh nghiệp lỗ thấp nhất 15 triệu đồng.

Trong quá trình hoạt động, Công an TP.HCM cũng đã kiểm tra đột xuất 2 doanh nghiệp, qua đó phạt hành chính số tiền 3 triệu đồng về lỗi “Sử dụng người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự”.

Nhận định về dịch vụ đòi nợ thuê này, UBND TP.HCM thừa nhận có việc các đối tượng núp bóng các doanh nghiệp đòi nợ để tạo vỏ bọc cho hoạt động “tín dụng đen” nhằm thu lời bất chính. Nếu các con nợ không trả đúng hạn, họ thường bị các đối tượng có tiền án tiền sự đe dọa, gây hoang mang, mất uy tín cho cá nhân, gia đình.

"Tình trạng này xuất phát từ việc nhiều người dân có nhu cầu vay vốn không thế chấp. Do họ không đủ điều kiện vay tại các kênh chính thức (như ngân hàng) nên đã tìm đến tín dụng đen. Tương tự, một số thanh niên cần tiền để tham gia các hoạt động như cờ bạc, cá độ, ma túy… nên cũng tùm đến vay", văn bản của UBND TP.HCM chỉ rõ.

Vì các hệ lụy phát sinh, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào ngành nghề “cấm kinh doanh”.

Giải thích cho đề xuất trên, UBND TP.HCM cho biết “nợ” chính là hợp đồng dân sự, hoặc kinh tế, do vậy khi xảy ra tranh chấp các bên có thể tự thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Hiện nhà nước có đầy đủ hệ thống pháp luật cùng các cơ quan chức năng để thi hành.

Ngoài ra, việc cho phép hoạt động kinh doanh này vô tình là kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng, cấu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ với các đối tượng hình sự, băng nhóm… gây ra hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.

Đây là lần thứ 2 UBND TP.HCM gửi đề xuất này lên Bộ Tài chính, lần 1 là hồi tháng 9/2018.

Minh Chính

Tin liên quan