TP HCM có giá cả sinh hoạt thấp hơn Hà Nội

Cập nhật: 04:00 | 31/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo số liệu tử Tổng cục Thống kê, Thành phố Hà Nội là địa phương có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước. Chi phí tại TP HCM thấp hơn Hà Nội nhờ nhóm may mặc, giải trí, thiết bị.

Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2023 từ ngày 1/4

Cần 270.000 tỷ đồng để xây kho dự trữ xăng dầu khí đốt

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022, trong đó thành phố Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2022. Tiếp đến là các địa phương: Quảng Ninh, TP HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chiều ngược lại, 5 tỉnh, thành phố có chi phí sinh hoạt hằng ngày rẻ nhất cả nước xếp theo thứ tự trong năm 2022 gồm: Quảng Trị, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng và Nam Định.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

So sánh riêng nhóm các tỉnh, thành phố có mức giá sinh hoạt cao nhất cả nước, Tổng cục Thống kê cho biết trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có 5 nhóm chỉ số giá bình quân thấp hơn Hà Nội và 6 nhóm cao hơn.

Các nhóm thấp hơn bao gồm nhóm bưu chính viễn thông bằng 92,18%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 92,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 92,39%; giao thông bằng 94,7%; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 96,07%.

Ở chiều ngược lại, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác bằng 116,18%; giáo dục bằng 106,14%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 105,64%; đồ uống và thuốc lá bằng 104,8%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng bằng 101,23%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 100,79%.

TP HCM đứng thứ ba trong cả nước về mức chi phí đắt đỏ, điểm SCOLI bằng 96,2%. Một số nhóm hàng của TP HCM có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội, gồm: May mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,07%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,34%.

Tiếp theo là Đà Nẵng đứng thứ 4 với chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 95,89%. Mức giá của Đà Nẵng đứng ở vị trí cao trong cả nước do Đà Nẵng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung.

Một số nhóm hàng của Đà Nẵng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép bằng 78,35%; bưu chính viễn thông bằng 88,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,38%; nhà ở và vật liệu xây dựng bằng 99,08%.

Ngược lại, nhóm đồ uống và thuốc lá của Đà Nẵng bằng 109,6% giá tại Hà Nội; giáo dục bằng 108,11%; giao thông bằng 103,16%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 100,49%.

Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 5 cả nước với chỉ số SCOLI năm 2022 bằng 95,86%, tăng mức đắt đỏ 6 bậc so với năm 2021. Hầu hết các nhóm hàng của Bà Rịa - Vũng Tàu đều thấp hơn Hà Nội (từ 0,09% đến 23,17%).

Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 176/CĐ-TTg ngày 27/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc hủy vốn vay Ngân ...

Quý 1/2023, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 9,69% kế hoạch

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 3 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ ...

Thủ tướng: Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia

Tiếp Đại sứ Saudi Arabia tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A. Dahlwy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam hoan nghênh ...

Hoàng Quyên

Tin liên quan