Top 3 ngành học đang thiếu hụt nhân lực tại Việt Nam: Cơ hội vàng cho thế hệ trẻ

Linh Linh 25/12/2024 09:43

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc chọn đúng ngành học không chỉ giúp giảm nguy cơ thất nghiệp mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng. Dưới đây là ba ngành học đang thiếu hụt nhân sự lớn, hứa hẹn sẽ là xu hướng trong tương lai.

Nhóm ngành học Ngôn ngữ: Cầu nối giao thương toàn cầu

Hoạt động giao thương, hợp tác kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam và thế giới ngày càng mở rộng, khiến nhu cầu về nhân lực có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo tăng mạnh. Nhóm ngành Ngôn ngữ không chỉ mang lại cơ hội việc làm trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế.

Tại sao nên chọn ngành Ngôn ngữ? Theo dự báo, nhân lực ngành Ngôn ngữ sẽ tăng 20% trong vòng 10 năm tới. Ngòa ra, cơ hội nghề nghiệp rộng mở với các vị trí hấp dẫn như biên phiên dịch viên, giáo viên ngoại ngữ, chuyên viên quan hệ quốc tế, và nhân viên xuất nhập khẩu.

Đa dạng ngành học: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Hàn Quốc là những lựa chọn phổ biến.

Các trường đào tạo hàng đầu: Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội); Học viện Ngoại giao; Đại học Ngoại thương; Đại học Sư phạm TP.HCM.

Nhóm ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng: "Mạch máu" của nền kinh tế hiện đại

Logistics, quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành, kết nối các hoạt động sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Đây được ví như “mạch máu” của nền kinh tế và đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.

Tại sao nên chọn Logistics? Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, ngành Logistics sẽ cần đến 250.000 nhân sự được đào tạo bài bản, chưa kể các công ty vận tải và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, mức thu nhập hấp dẫn của nhóm ngành này khá hấp dẫn, lương trung bình khởi điểm trong ngành Logistics cao hơn nhiều so với các lĩnh vực khác, đặc biệt ở các vị trí quản lý.

Trường đào tạo chất lượng: Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Thương mại; Đại học Hàng hải Việt Nam; Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

Nhóm ngành Công nghệ Bán dẫn: Trụ cột của công nghiệp tương lai

Ngành công nghệ bán dẫn là lĩnh vực chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn – yếu tố không thể thiếu trong ngành công nghệ cao.

Tại sao nên chọn ngành Công nghệ Bán dẫn? Theo các báo cáo, Việt Nam cần khoảng 5.000 - 10.000 kỹ sư ngành bán dẫn mỗi năm, nhưng khả năng đáp ứng hiện tại chưa đến 20%. Bên cạnh đó, thu nhập của nhóm ngành này khá hấp dẫn, mức lương khởi điểm trung bình từ 15 - 18 triệu đồng/tháng, có thể tăng cao tùy theo kinh nghiệm và vị trí làm việc. Ngành bán dẫn là trọng tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.

Các trường đào tạo tiêu biểu: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM); Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng).

Ngoài ba ngành trên, một số ngành khác cũng đang thiếu hụt nhân lực và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, như:

Công nghệ Thông tin: Phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.

Du lịch: Hướng dẫn viên, quản lý lữ hành, chuyên viên khách sạn.

Y khoa, Điều dưỡng: Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Bất động sản: Quản lý tài sản, kinh doanh nhà đất.

Phụ nữ có nốt ruồi này, cả đời hưởng thụ an nhàn, hạnh phúc

Trong văn hóa phương Đông, nốt ruồi không chỉ là đặc điểm trên cơ thể mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa về ...

Bảng lương giáo viên năm 2025: Giữ nguyên mức lương cơ sở, lương cao nhất 15.865.200 đồng

Bảng lương giáo viên năm 2025 giữ nguyên mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng. Lương cao nhất là 15.865.200 đồng, áp dụng cho giáo ...

      Nổi bật
          Mới nhất
          Top 3 ngành học đang thiếu hụt nhân lực tại Việt Nam: Cơ hội vàng cho thế hệ trẻ
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO