Tổng Giám đốc Địa ốc First Real (FIR) mua vào 100.000 cổ phiếu công ty
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/8, cổ phiếu FIR tăng 100 đồng lên 42.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 300 nghìn đơn vị.
Lãnh đạo tại CTCP Địa ốc First Real (mã FIR - sàn HoSE) vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu công ty. Theo đó, ông Hà Thân Thúc Luân, Tổng giám đốc vừa mua vào 100.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 0,22% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 18/7 đến 15/8.

Trước đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT vừa mua 300.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 11,74% lên 12,41% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 18/7 đến 4/8.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/8, cổ phiếu FIR tăng 100 đồng lên 42.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 300 nghìn đơn vị.

Xét về hoạt động kinh doanh, quý III niên độ tài chính từ 1/4/2022 đến 30/6/2022, Địa ốc First Real ghi nhận doanh thu đạt 102,88 tỷ đồng, tăng 36,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 32,15 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 51% lên 60,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 62,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 23,89 tỷ đồng lên 62,28 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 394,6%, tương ứng tăng thêm 3,67 tỷ đồng lên 4,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 9,3%, tương ứng tăng thêm 1,43 tỷ đồng lên 16,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Địa ốc First Real ghi nhận doanh thu đạt 271,03 tỷ đồng, tăng 91,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89,21 tỷ đồng, tăng 373,5% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Địa ốc First Real đặt kế hoạch doanh thu 450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 120 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm tài chính, Công ty hoàn thành được 74,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng qua, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 428,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 19,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 3,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 435,8 tỷ đồng, chủ yếu phát hành thêm cổ phiếu và tăng vay nợ.
Như vậy, trong 9 tháng, Công ty đã tăng phát hành cổ phiếu và tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Được biết, từ năm 2016 tới năm 2021, Công ty có 4/6 năm dòng tiền kinh doanh chính âm. Trong đó, dòng tiền âm kỷ lục nhất là năm 2018 khi Công ty ghi âm 77 tỷ đồng. Như vậy, trong 9 tháng của niên độ tài chính 2021-2022, dòng tiền kinh doanh chính đã âm kỷ lục từ năm 2016 tới nay.
Cụ thể, dòng tiền kinh doanh chính năm 2016 âm 17,7 tỷ đồng; năm 2017 âm 19,7 tỷ đồng; năm 2018 âm 77 tỷ đồng, năm 2019 dương 116,8 tỷ đồng, năm 2020 dương 16,4 tỷ đồng và năm 2021 âm 46,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán#Bản tin chứng khoán#chứng khoán phái sinh#Cổ phiếu tâm điểm#đại hội cổ đông#chia cổ tức#phát hành cổ phiếu#bản tin bất động sản#Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
![]() | Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 16/8/2022: UIC, QNS, SCI, VSC, MBB Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi bật ... |
![]() | Thị trường chứng khoán ngày 17/8/2022: Thông tin trước giờ mở cửa VN-Index "bất ngờ" về lại sắc xanh với thanh khoản ổn định; Khối ngoại tiếp tục "chi đậm" cho cổ phiếu HPG; 29 triệu cổ ... |
![]() | Kinh doanh thua lỗ, Xây dựng Sông Hồng (ICG) bị cắt margin Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc cổ phiếu ICG của CTCP Xây dựng Sông Hồng (HNX – Mã: ... |