e magazine
Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

12:36 | 26/11/2023

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục ghi nhận thêm tuần giảm điểm. Đáng chú ý, trong tuần đã xuất hiện những pha điều chỉnh nhanh, mạnh, bất ngờ khiên nhà đầu tư hoang mang và kích hoạt đà bán tháo. Với việc các chỉ số hồi phục khá tốt trong phiên cuối tuần, thể hiện tâm lý nhà đầu tư đã lấy lại cân bằng giúp triển vọng thị trường trở nên tích cực hơn và kỳ vọng vào đà hồi phục của các chỉ số trong tuần giao dịch mới.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục ghi nhận thêm tuần giảm điểm. Đáng chú ý, trong tuần đã xuất hiện những pha điều chỉnh nhanh, mạnh, bất ngờ khiên nhà đầu tư hoang mang và kích hoạt đà bán tháo. Với việc các chỉ số hồi phục khá tốt trong phiên cuối tuần, thể hiện tâm lý nhà đầu tư đã lấy lại cân bằng giúp triển vọng thị trường trở nên tích cực hơn và kỳ vọng vào đà hồi phục của các chỉ số trong tuần giao dịch mới.

Sau phiên giảm mạnh cuối tuần trước, VN-INDEX tiếp tục trải qua tuần giao dịch biến động mạnh khi đầu tuần phục hồi từ vùng giá 1.085 điểm và tăng lên vùng kháng cự 1.115 điểm -1.120 điểm tương ứng vùng giá trung bình MA200 phiên. Ngay sau đó, VN-INDEX chịu áp lực bán mạnh đột biến với thanh khoản gia tăng mạnh điều chỉnh về vùng giá quanh 1.075 điểm tương ứng vùng giá thấp nhất ngày 20/10/2023 và bắt đầu hồi phục trở lại.

Kết thúc tuần biến động mạnh, VN-INDEX đứng ở mức 1.095,61 điểm, tương ứng mức giảm -0,51% so vói tuần trước với thanh khoản trung bình duy trì ở mức cao, qua đó VN-INDEX chưa thể vượt lên vùng kháng cự tâm lý 1.100 điểm. Tương tự, HNX-INDEX kết thúc tuần giảm nhẹ 0,19% về mức 226,10 điểm.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 91,1841,35 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 16%. Thanh khoản HNX giảm 1,4% với 11.168,45 tỷ đồng được giao dịch. Thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cao, trên trung bình trong 03 tuần liên tiếp, cho thấy dòng tiền ngắn hạn vẫn đang duy trì tốt trong thị trường.

Các cổ phiếu ngân hàng có diễn biến kém tích cực nhất trong tuần qua khi hầu hết giảm điểm, thanh khoản thấp, không thu hút dòng tiền tham gia như STB (-3,58%), TCB (-3,53%), ACB (-2,86%), SGB (-2,26%), SHB (-2,23%),... ngoài các mã tăng giá nhẹ với BID (+1,75%), EIB (+0,54%),...

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có 02 phiên giao dịch biến động mạnh cuối tuần, tuy nhiên kết thúc tuần đa số vẫn tăng giá tốt so với tuần trước, thanh khoản tăng mạnh với BSI (+8,83%), VDS (+5,96%), CTS (+5,81%), VND (+5,19%), MBS (+4,37%),... ngoài VFS (-9,62%) giảm mạnh.

Các cổ phiếu bất động sản cũng có tuần giao dịch biến động mạnh, thanh khoản gia tăng đột biến, tuy nhiên kết thúc tuần đa số giảm điểm như QCG (-7,47%), ITC (-5,12%), LGL (-3,33%), TDH (-2,89), PHR (-2,49%),... ngoài các mã vẫn tăng giá như L14 (+10,43%), NVL (+9,32%), NTL (+8,00%), SJS (+4,60%),... thanh khoản vượt mức trung bình.

Các nhóm ngành khác không có nhiều diễn biến nổi bật, kết thúc tuần đa số biến động trong biên độ hẹp, duy trì quá trình tích lũy với thanh khoản cải thiện khá tốt.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

Về khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng khá mạnh trong tuần qua với nhân tố chính là cổ phiếu ngân hàng VPB.

Trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng 3 phiên và mua ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối này đã bán ròng 49,12 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 909,71 tỷ đồng, tăng 6,85% về lượng nhưng giảm 32,44% về giá trị so với tuần trước.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên. Tổng cộng trong tuần, khối này đã bán ròng 256.320 đơn vị, giảm 95,48% so với tuần trước; tổng giá trị là mua ròng 5,91 tỷ đồng, trong khi tuần trước bán ròng 116,08 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4 phiên và chỉ mua ròng 1 phiên duy nhất vào ngày cuối tuần 24/11. Tổng cộng, khối này đã bán ròng 1,6 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 49,26 tỷ đồng, giảm 39,23% về lượng và 42,33% về giá trị so với tuần trước.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

Trên thị trường phái sinh kết thúc tuần kỳ hạn VN30F2312 ở mức 1.084,9 điểm giảm -1,82% so với tuần trước, chênh lệch âm -2,44 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao khi các vị thế đầu cơ trong phiên gia tăng mạnh khi thị trường biến động. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2401, VN30F2403, VN30F2406 chênh lệch từ -6,54 điểm đến -9,44 điểm, mức chênh lệch gia tăng, cho thấy các trader nghiên về khẳ năng điều chỉnh của VN30, phòng ngừa rủi ro ở các kỳ hạn lớn.

Nhận định xu hướng thị trường tuần từ 27/11-1/12

Chuyên gia Đinh Quang Hinh đến từ Công ty CPCK VNDIRECT đưa ra quan điểm: “Xu hướng phục hồi của thị trường chứng khoán trong nước vẫn chưa bị vi phạm, đặc biệt là sau phiên ngày thứ Sáu khi các chỉ số chứng khoán phục hồi ấn tượng và đóng cửa cao nhất phiên. Nhiều khả năng chỉ số VN-INDEX đã tạo đáy 2 thành công tại vùng 1.070-1.080 điểm.

Đồng thời, thị trường cũng đón nhận thêm thông tin vĩ mô tích cực. Cụ thể, áp lực tỷ giá hạ nhiệt tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tín phiếu và bơm trả lại thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Một số ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động, trong đó có BIDV giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng về còn 4,8%. Những diễn biến này cho thấy môi trường chính sách tiền tệ trong nước tiếp tục được duy trì theo hướng nới lỏng (hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng). Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng dòng tiền thông minh sẽ bớt “tâm lý thận trọng” và dần quay trở lại thị trường.

Tại thị trường bất động sản, Chính phủ cũng đang hết sức quyết liệt gỡ vướng về mặt pháp lý cho các dự án bất động sản, trong đó có những dự án của các doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn như NVL. Nhìn sang Trung Quốc, Chính phủ nước này cũng đang có những động thái quyết liệt nhằm ngăn chặn đà giảm và vực dậy thị trường bất động sản. Có thể thấy rằng, xu hướng hỗ trợ tăng trưởng đang là xu hướng chung của nhiều nước châu Á không riêng gì Việt Nam.

Với định hướng chính sách như hiện nay, chúng ta có thể kỳ vọng vào xu hướng phục hồi của tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong quý IV/2023 và năm 2024, từ đó tạo xung lực cho thị trường chứng khoán”.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 20-24/11: Dòng tiền hỗ trợ tại vùng giá thấp, tín hiệu sụt giảm mạnh ảnh hưởng không tốt đến thị trường

Ở góc nhìn khác, các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán SHS nhận định: “Thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng vẫn còn động lực tăng điểm do đây là nhịp hồi đầu tiên sau giai đoạn giảm mạnh nên động lực hồi phục ngắn hạn thường lớn, VN-Index đang test lại hỗ trợ 1.100 điểm và nếu thành công thì nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân vào các mã thu hút dòng tiền nhưng với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi phục kỹ thuật có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào.

Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao. Thị trường đã thoát khỏi trì kéo của nền tích lũy cũ nhưng mặt bằng giá vẫn đang ở vùng hấp dẫn do đó nhà đầu tư trung hạn vẫn có thể gia tăng tỷ trọng, hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay”.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng: “Dòng tiền có nỗ lực hỗ trợ tại vùng giá thấp nhưng nhìn chung nhịp hồi phục hiện tại có thể chỉ mang tính chất kỹ thuật khi phản ứng với vùng hỗ trợ 1.080 điểm sau nhịp giảm nhanh.

Dự kiến thị trường sẽ có diễn biến thận trọng tại vùng 1.095 – 1.100 điểm và tín hiệu sụt giảm mạnh gần đây vẫn có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường trong thời gian tới”.

Một doanh nghiệp nhựa báo lãi trước thuế 500 tỷ, sắp chia cổ tức 1.500 đồng/cp

Mới đây, VISC đã có báo cáo đánh giá về triển vọng của Nhựa Tiền Phong (NTP). Theo VISC, Nhựa Tiền Phong sẽ được hỗ ...

VN-INDEX nhiều khả năng đã tạo đáy 2 thành công, NĐT có thể tiếp tục “nhặt nhạnh” cổ phiếu

Dù tiếp tục ghi nhận thêm một tuần giảm điểm, tuy nhiên chuyên gia chứng khoán vẫn bảo lưu quan điểm rằng xu hướng phục ...