e magazine
Toàn cảnh thị trường chứng khoán tuần qua: Lực cầu tiềm năng được kích hoạt

19:18 | 23/09/2023

Thị trường có tuần thứ 2 điều chỉnh khiến VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm và trong phiên cuối tuần có lúc chạm ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.175 điểm. Tại vùng giá này đã kích hoạt lực cầu tiềm năng từ hỗ trợ gần nhất EMA100, tương ứng 1.170 điểm và vùng đáy phía trước. Trong tuần tới, đà bán vẫn có thể tiếp diễn do câu chuyện “margin”, do đó VN-Index có thể lần nữa quay trở lại vùng 1.17x trong 1-2 phiên đầu tuần và dự báo thị trường sẽ hồi phục trở lại vào cuối tuần.

Toàn cảnh thị trường chứng khoán tuần qua: Lực cầu tiềm năng từ vùng hỗ trợ 1.170 điểm được kích hoạt

Thị trường có tuần thứ 2 điều chỉnh khiến VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm và trong phiên cuối tuần có lúc chạm ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.175 điểm. Tại vùng giá này đã kích hoạt lực cầu tiềm năng từ hỗ trợ gần nhất EMA100, tương ứng 1.170 điểm và vùng đáy phía trước. Trong tuần tới, đà bán vẫn có thể tiếp diễn do câu chuyện “margin”, do đó VN-Index có thể lần nữa quay trở lại vùng 1.17x trong 1-2 phiên đầu tuần và dự báo thị trường sẽ hồi phục trở lại vào cuối tuần.

VN-INDEX tuần vừa qua tiếp tục có biến động rất mạnh khi 2 phiên đầu tuần điều chỉnh về vùng hỗ trợ tâm lý quanh 1.200 điểm sau đó phục hồi trở lại vùng giá 1.230 điểm. Áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần khi VN-INDEX tạo khoảng trống giảm điểm từ đầu phiên, chịu áp lực bán mạnh về quanh 1.175 điểm mới phục hồi nhẹ trở lại với thanh khoản đột biến. Kết tuần, VN-INDEX giảm mạnh 2,80% so với tuần trước về mức 1.193,05 điểm; HNX-INDEX kết thúc tuần ở mức 252,76 điểm, giảm 1,34% so với tuần.

Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 118.474,10 tỉ đồng, giảm 11,1% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 12,5%. Khối lượng giao dịch trung bình gần 1 tỷ cổ phiếu/phiên ở HOSE, duy trì ở mức cao. Thanh khoản HNX giảm 5,5% với 11.663,20 tỉ đồng. Thể hiện áp lực bán ở mức cao đối với nhiều mã, nhóm mã.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, bán ròng mạnh tuần thứ 4 liên tiếp với giá trị gia tăng 1.647,89 tỉ đồng, tập trung bán mạnh ở nhóm thép, ngân hàng, dịch vụ tài chính, chứng khoán; bán ròng trên HNX với giá trị 5,37 tỷ đồng.

Cũng trong tuần qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin như kết thúc cuộc họp ngày 20/09/2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất duy trì ở phạm vi 5,0% đến 5,25%. Ngoài ra, FED cũng cho biết có thể sẽ thực hiện thêm một đợt tăng nữa trước cuối năm nay và có ít đợt hạ lãi suất hơn so với dự kiến vào năm tới; Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định tạm dừng đợt tăng lãi suất kéo dài gần 2 năm qua trong bối cảnh nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại; Thị trường tiền tệ Việt Nam cũng ghi nhận một diễn biến đáng chú ý khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở lại kênh hút tiền qua kênh tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm dừng. Cụ thể, NHNN ngày 21/9/2023 đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%.

Theo quan sát trong tuần, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có diễn biến kém tich cực nhất với áp lực bán mạnh đột biến trong những phiên cuối tuần như VIX (-9,44%), SHS (-9,18%), VFS (-8,90%), BSI (-8,78%),... Các cổ phiếu ngân hàng ngoài NAB (+2,78%), STB (+1,23%) tăng điểm trong tuần, đa số cũng chịu áp lực bán, thanh khoản trên mức trung bình như EIB (-8,94%), LPB (-8,57%), VIB (-5,80%), VPB (-5,76%),...

Nhóm bất động sản sau tuần giao dịch trước có diễn biến kém tich cực, đa số tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong tuần này với thanh khoản gia tăng như CEO (-11,81%), QCG (-10,00%), CII (-9,44%), TDH (-9,00%), NVL (-7,94%), HDG (-6,53%), PDR (-6,31%),...

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu xuất khẩu lại có diễn biến khá tich cực phiên trước những kỳ vọng tình hình xuất khẩu cải thiện cho nhu cầu cuối năm và đồng USD cải thiện, nổi bật như thủy sản ANV (+15,29%), IDI (+10,79%), CMX (+8,84%), VHC (+8,55%),... hóa chất CSV (+16,06%), DGC (+7,93%)...

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2309 đáo hạn và bắt đầu chuyển sang kỳ hạn chính VN30F2310, kết thúc tuần giảm mạnh 22,5 điểm (-2,29%), chênh lệch âm -5,09 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch tăng mạnh đột biến thể hiện áp lực bán mạnh, phòng ngừa rủi ro giảm điểm. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2311, VN30F2312, VN30F2403 chênh lệch từ -7,69 điểm đến -15,09 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng. Cho thấy các kém lạc quan khi nghiên về VN30 tiếp tục điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro giảm điểm ở các kỳ hạn lớn hơn trên thị trường phái sinh.

Toàn cảnh thị trường chứng khoán tuần qua: Lực cầu tiềm năng từ vùng hỗ trợ 1.170 điểm được kích hoạt

Nhận định chứng khoán tuần tới

Theo Công ty Chứng khoán SHS, thị trường có tuần thứ 2 điều chỉnh khiến VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm và trong phiên cuối tuần có lúc chạm ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.175 điểm. Nhịp điều chỉnh đang diễn ra là nhịp điều chỉnh thứ 2 xuất hiện ở vùng cản 1.250 điểm nên sẽ cần nhiều thời gian để thị trường bình ổn trở lại và hình thành nền tảng tích lũy mới. Xu hướng trung dài hạn của VN-Index vẫn duy trì tăng điểm, tuy nhiên cần tích lũy thêm sau các nhịp rung lắc mạnh trước khi có các diễn biến tích cực hơn trong thời gian tới.

Trong ngắn hạn, thị trường đang trong nhịp điều chỉnh với biến động mạnh, động thái điều chỉnh và tạo nền có thể còn kéo dài và cần thiết để thị trường tích lũy nội lực cho nhịp tăng tiếp theo, các nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại và kiên nhân chờ thêm các tín hiệu tin cậy về nhịp hồi phục của VN-Index. Đối với nhà đầu tư trung/dài hạn, chúng tôi đã khuyến nghị giải ngân trong giai đoạn vừa qua từ chân sóng, do đó nếu tuân thủ chiến lược giải ngân nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại.

Còn chuyên gia Đinh Quang Hinh đến từ Công ty CPCK VNDIRECT cho rằng: Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực bán tháo trong phiên cuối tuần qua sau diễn biến kém tích cực của thị trường toàn cầu cũng như những áp lực trong nước liên quan tới vấn đề tỷ giá. Để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu để hút thanh khoản dư thừa khỏi hệ thống ngân hàng, nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại hối. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư lại có quan điểm tiêu cực và quan ngại rằng đây là động thái thắt chặt của NHNN.

Theo ông Đinh Quang Hinh, bước đi này của NHNN không phải nhằm thắt chặt hay đảo ngược chính sách nới lỏng hiện tại, mà chỉ là một giải pháp tình thế, tạm thời trong ngắn hạn nhằm hút bớt thanh khoản dư thừa để góp phần hạn chế đầu cơ tỷ giá. Động thái này cũng nhằm trung hòa việc Kho bạc Nhà nước mua vào ngoại tệ và bơm thanh khoản tiền đồng ra thị trường trước đó. Bản thân NHNN cho biết vẫn tiếp tục các giải pháp nhằm duy trì thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng để hỗ trợ nền kinh tế, do đó tôi cho rằng thị trường có thể sớm nhìn nhận lại về động thái phát hành tín phiếu vừa qua của NHNN.

Bên cạnh đó, tâm lý thị trường có thể ổn định trở lại sau khi những tin đồn liên quan tới lãnh đạo HOSE và điều chỉnh danh mục margin của một công ty chứng khoán top đầu được đính chính và làm rõ. Đồng thời, mùa báo cáo KQKD quý III đang đến gần với kỳ vọng cải thiện tích cực hơn (tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong Q3/23 so với tăng trưởng âm trong nửa đầu năm nay) sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường trong những tuần giao dịch tới.

Vì vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh này để tái cơ cấu danh mục đầu tư và nâng tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-INDEX về vùng hỗ trợ 1.170 - 1.180 điểm, nên ưu tiên những doanh nghiệp có triển vọng KQKD chuyển biến tích cực trong 2 quý cuối năm như xuất khẩu (thủy sản, đồ gỗ, hóa chất), bán lẻ và đầu tư công (xây lắp, vật liệu xây dựng).

Toàn cảnh thị trường chứng khoán tuần qua: Lực cầu tiềm năng từ vùng hỗ trợ 1.170 điểm được kích hoạt

Theo quan điểm của Thạc sĩ Tài Chính Phạm Quang Thịnh, Chuyên viên Tư vấn Công ty Chứng khoán SSI, thị trường đang mở ra cơ hội để giao dịch ngắn hạn. Cụ thể: "Trong phiên giao dịch ngày 22/09, VN-Index hồi phục “rút chân” về lại gần quanh EMA50 ở 1.200 điểm với thanh khoản tăng mạnh trong phiên chiều bằng việc kéo các trụ lớn như VCB, BID, GAS, DGC, STB.

Tuy nhiên, bản chất vẫn được đánh giá là tương đồng thuận với phiên ngày 18/8 với các lý do sau: (i) Khối nước ngoài bán ròng cơ sở và Short ròng phái sinh; (ii) Đại đa số các cổ phiếu thị trường đều giảm về mức giá thấp gần sàn, điểm số chung được đỡ bởi các trụ lớn mà ít NĐT nắm giữ; (iii) Ngày đầu tiên sau thông báo “câu chuyện” margin; (iv) VN-Index xuyên thủng EMA50 lần đầu tiên.

Dưới góc độ kỹ thuật, vùng 1.17x đã kích hoạt được lực cầu tiềm năng từ hỗ trợ gần nhất EMA100, tương ứng 1.170 điểm và vùng đáy phía trước. Trong tuần sau đà bán vẫn có thể được tiếp diễn do câu chuyện “margin”, do đó VN-Index có thể lần nữa quay trở lại vùng 1.17x trong 1-2 phiên đầu tuần và dự báo thị trường sẽ hồi phục trở lại vào cuối tuần.

Trường hợp lực bán mạnh hơn xuất hiện, VN-Index có thể xuyên thủng luôn EMA100 (1.170 điểm) và tiến gần về EMA200 tương ứng vùng 1.150 điểm. Tại đây thị trường có khả năng hình thành nến “rút chân” trở lại và hồi phục. Nến “rút chân” này mới thực sự là rút chân tốt thể hiện lực cầu “vợt hàng” margin của các Nhà đầu tư đã hạ và phù hợp về thời gian hoàn thành hạ margin vào giữa tuần sau.

Do đó, đối với nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua Trading ngắn hạn khi VN-Index quay về lại vùng 1.17x điểm và gần 1.15x điểm (nếu có). Theo đánh giá cá nhân, khả năng giữa tuần sau VN-Index sẽ có lực hồi phục kỹ thuật và NĐT có xác suất có lợi nhuận trong T+ khi “bắt đáy” cổ phiếu tại những vùng hỗ trợ mạnh này".

Thị trường đang giằng co tích lũy, NĐT cân nhắc chốt lời 1 phần nếu VN-Index tiến đến vùng 1.280 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch rung lắc và VN-Index chốt tuần với mức giảm trên 1%. Tuần tới, ...

Cổ phiếu chứng khoán: "Nước lên thuyền lên"

Chứng khoán là một ngành có chu kỳ rõ nét khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này phụ thuộc vào ...

Bước đi của NHNN chỉ nhằm hạn chế đầu cơ tỷ giá, NĐT tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu danh mục và nâng tỷ trọng cổ phiếu

Tâm lý thận trọng trước áp lực tỷ giá tăng cao và động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước trong 2 ...