Tình yêu môi trường của cô giáo cấp 2 với sản phẩm độc đáo từ vải vụn

Cập nhật: 08:00 | 25/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Nguyễn Thanh Ngọc Thảo (SN 1996) tại TP. Hồ Chí Minh, hiện là sinh viên vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường Đại học Sài Gòn, giáo viên dạy cấp 2 tại Trung tâm Nutty Scientist Vietnam nhưng chọn cho mình lĩnh vực giáo dục với tình yêu dành cho môi trường vô bờ bến bằng việc tái chế vải vụn.

Cô gái xứ Nghệ và câu chuyện về một cộng đồng Kinh tế tuần hoàn

Người đầu tiên khởi nghiệp với mô hình kinh doanh căn hộ, tòa nhà tại Nha Trang

Tạo ra cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn

Tháng 2/2020, sau khi ra trường, Ngọc Thảo về Cần Thơ ở nhà dì làm may. Tại đây, Ngọc Thảo thấy những tấm vải vụn không còn thể tạo ra những bộ đồ đẹp nên Ngọc Thảo đã xin dì mang về để khi rảnh vào ngày cuối tuần nghỉ làm thì sẽ tận dụng để may cột tóc và túi ly vải.

Kết quả bất ngờ, với bàn tay khéo léo và cách lựa chọn vải vụn tài tình, Ngọc Thảo đã làm ra một chiếc cột tóc xinh xinh, một túi ly vải đẹp để có thể nói không với chiếc túi nilon. Chính những điều này dần tạo ra thói quen của cô!

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

Ý tưởng mang đến cho mọi người trải nghiệm những sản phẩm tái chế từ vải vụn là từ khi Ngọc Thảo ngồi uống nước với một người bạn thân, đang làm cho một dự án thiện nguyện mang nước sạch đến người dân vùng cao, tuy nhiên kinh phí hoạt động vẫn chưa có.

“Trong lần nói chuyện đó em đã nảy ra ý tưởng bán các sản phẩm của mình để trích ra 1 phần để gây quỹ và rất may là dự án cũng như sản phẩm được mọi người ủng hộ nhiệt tình”, Ngọc Thảo chia sẻ.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

Hiện tại việc thực hiện thương mại hóa các sản phẩm tái chế nhất là việc thu gom và xử lý vải vụn còn khá là mới đối với mọi người nên việc đưa sản phẩm đến mọi người cũng khá khó khăn. Một phần là phải cạnh tranh với các sản phẩm mới, một phần là phải duy trì kinh phí hoạt động ở nguồn đầu vào.

Khó khăn tưởng chừng như bỏ cuộc

Trước giờ, Ngọc Thảo đi học và cuộc sống của cô chỉ từ nhà đến trường và ngược lại. Lên đại học, Ngọc Thảo có đi làm trợ giảng tại 1 trung tâm Anh ngữ nhưng mọi thứ vẫn khá nhẹ nhàng trước khi cô quyết định bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. “Ba mẹ nào cũng phải lo cho con cái và tôi cũng vậy. Do công việc là phải thu gom rồi đi nhiều nên ba mẹ cũng hơi xót và việc ổn định cũng chưa có, vì tôi đang bắt đầu thực hiện nên về phía gia đình vẫn chưa có sự đồng ý với lần khởi nghiệp này. Tuy nhiên, tới bây giờ là đã 1 năm nên gia đình cũng đã quen và việc nhìn thấy tôi được làm công việc mình yêu thích nên dần dần cũng ủng hộ”, Ngọc Thảo cho biết.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

Khó khăn khi bắt tay vào làm đó chính là đầu ra của sản phẩm. Vì muốn làm truyền thông hành động xanh và sản phẩm làm ra, Ngọc Thảo phải bắt đầu đi tìm những nơi nhận sản phẩm! “Những câu trả lời của mọi người vẫn là “Không” hoặc “ Không phù hợp” với nơi họ kinh doanh hoặc giá thành cao hơn các sản phẩm gia công nên việc tìm kiếm đầu ra bắt đầu thất bại”, Ngọc Thảo ngậm ngùi chia sẻ.

Tưởng chừng những điều đó sẽ khiến cho cô quay về với cuộc sống sáng soạn giáo án chiều đi dạy nhưng một lần tình cờ Ngọc Thảo có một người bạn mở ra phiên chợ “Sống xanh” và bạn đó đã mời cô tham gia. Một ngọn lửa thắp lên một tia hy vọng được nung nấu tiếp tục, cô tham gia và không ngờ mọi người lại đón nhận rất nhiệt tình.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

“Tiếp theo đó là một tin nhắn từ người chị cũng là một người trong giới sống xanh mời tôi cộng tác sản phẩm tại cửa hàng của chị. Từ đây, cô bắt đầu có những sự hy vọng và mong ước phát triển sản phẩm của mình”, Ngọc Thảo vui vẻ nói.

Phát triển nhiều mặt hàng hơn

Tuy nhiên ngoài những niềm vui đó, luôn có những cản trở Ngọc Thảo trong giai đoạn thực hiện đó là nguồn vải không ổn định. Những trăn trở khi tìm được đầu ra nhưng lại không có người cộng sự vì việc này cũng khá gian nan không trang trải đủ cho các bạn đồng hành cùng. “Mong ước của tôi là phát triển nhiều mặt hàng hơn không dừng lại ở cột tóc và túi ly vải”, Ngọc Thảo cho biết.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

Hiện những khách hàng biết và quan tâm đến sản phẩm của Ngọc Thảo cũng xuất từ tình yêu môi trường nên đa số khách hàng khá dễ thương. “Có những chị khách mua hàng xong và còn đóng góp 1 chút ít để duy trì dự án điều đó làm tôi thật sự rất rất vui. Tuy nhiên, cũng chín người mười ý, vì nguồn vải của tôi hiện đang được ‘tặng lại’ nên khi đưa ra với giá thành ngang với giá thị trường thì cũng có nhiều ý kiến phản hồi lại nhưng nhìn chung là mọi người đều thích và ủng hộ tôi cũng như chặng đường sắp tới”, Ngọc Thảo chia sẻ.

Thay vì một người bình thường đi làm 8 tiếng thì cuộc sống của Ngọc Thảo từ khi bắt đầu khởi nghiệp luôn làm nhiều khi quên cả thời gian và bận rộn nhất là vào ngày cuối tuần vì sẽ có những buổi workshop để mọi người biết đến.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

“Đôi khi nhìn bạn bè có thời gian nghỉ ngơi đi chơi tôi cũng khá thích và tự hỏi ‘Tại sao mình lại chọn công việc này?’, nhưng rồi mọi thứ cứ như thói quen và tôi lại tiếp tục làm tiếp”, Ngọc Thảo cho biết thêm.

Xây dựng quy trình thu gom và tái chế phát triển thương hiệu

Sắp tới, Ngọc Thảo cũng sẽ tiếp tục có nhiều dự án đặc biệt sẽ là dự án tái chế quần áo cũ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Khách hàng biết đến các sản phẩm của Ngọc Thảo và thấy rất thích thú. Ngoài ra, cô còn giúp đỡ và hợp tác gây quỹ sản phẩm của mình với các bạn sinh viên từ đó lấy quy đó để làm những dự án bảo vệ môi trường khác.

“Dự định trong tương lai của tôi là mong muốn ổn định được nguồn vải và có đầu ra tại nhiều điểm bán hơn cho các bạn nữ dễ dàng đến nơi lựa chọn và mua! Phát triển sản phẩm không chỉ là cột tóc mà còn là băng đô, túi tote style lạ và độc đáo hơn”, Ngọc Thảo vui vẻ chia sẻ.

Cột tóc, băng đô, túi ly vải bằng vải vụn tái chế

Hiện tại xu hướng mua sắm ngày càng nhiều đặc biệt là các ngành may mặc “Fast Fashion” thì việc xây dựng quy trình thu gom và tái chế phát triển thương hiệu, đưa thương hiệu để mọi người biết đến đó chính là kế hoạch trong những tháng sắp tới đây của cô.

“Tôi sẽ xây dựng quy trình từ việc mọi người quyên góp vải và xử lý chúng cho đến khâu mọi người có thể theo dõi hành trình vải của mình đang được xử lý và bán ra như thế nào đó là một trong những kế hoạch sắp tới của tôi sẽ triển khai”, Ngọc Thảo cho biết thêm.

Một giáo viên, ngày 8 tiếng trên lớp giảng bài, thời gian còn lại dành cho tình yêu tuyệt đối với môi trường chỉ bằng vải vụn và máy khâu. Những việc làm hết sức thiết thực của Ngọc Thảo đang được sự quan tâm của cộng đồng bởi một môi trường trong sạch hơn.

Người con xứ Thanh tự học mỹ thuật qua youtube và khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Anh Phạm Văn Trọng (SN 1989) tại Thanh Hoá tự mày mò học mỹ thuật qua youtube và khởi nghiệp bằng niềm đam mê, năng ...

Khởi nghiệp không dành cho những người mơ mộng và chứng tỏ bản thân

“Tôi là người đã khởi nghiệp bằng những sự mơ mộng viển vông. Qua những năm tháng trải đời tôi mới biết mình phải bắt ...

Định hướng nghề nghiệp và kết nối việc làm hiệu quả cho học sinh, sinh viên

Chị Vũ Thị Xuân - Giám đốc Công ty CP works.vn tạo dựng và mang đến một hành trình giá trị cho học ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan