Tình hình kinh doanh tại Eurozone đang ở mức thấp nhất 3 năm

Cập nhật: 17:11 | 05/09/2023 Theo dõi KTCK trên

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) tổng hợp trong tháng 8/2023 của Eurozone do S&P Global khảo sát giảm từ 48,6 điểm xuống còn 46,7 điểm.

Khu vực đồng euro đang chứng kiến hoạt động kinh doanh ảm đạm, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Theo đó, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) tổng hợp trong tháng 8/2023 của Eurozone do S&P Global khảo sát giảm xuống còn 46,7 điểm, từ mức 48,6 điểm trong tháng 7. Con số này đã thấp hơn 0,3 điểm so với dự báo của các nhà phân tích và là mức thấp nhất kể từ hồi tháng 6/2020.

Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận sự suy yếu rõ rệt khi chỉ số PMI dịch vụ Eurozone giảm xuống còn 47,9 điểm, từ mức 50,9 điểm vào tháng 7. Sự suy giảm này cho thấy những ảnh hưởng lớn của chính sách lãi suất neo cao tại khu vực đồng euro.

Tình hình kinh doanh tại Eurozone đang ở mức thấp nhất 3 năm
Chỉ số PMI tổng hợp trong tháng 8 của eurozone tiếp tục dưới mốc 50. Nguồn: Internet

Khu vực đồng euro chưa rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm, nhưng nửa cuối năm sẽ có thách thức lớn hơn. Bởi vì, lĩnh vực dịch vụ từng ổn định đã trở thành lực cản cho nền kinh tế trong khi rất có thể lĩnh vực sản xuất vẫn chưa chạm đáy.

Bên cạnh đó, giá đầu vào tăng nhanh một cách đáng ngạc nhiên, đặt ra vấn đề về viễn cảnh lạm phát sau đó. Nguyên nhân chính có thể là việc tăng lương, mà không nhất thiết phải đồng bộ với chu kỳ kinh doanh của thị trường.

Trong số các quốc gia lớn thuộc khu vực đồng euro, giới phân tích cho rằng lực cản chính đến từ Đức và Pháp, nơi hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ suy yếu với tốc độ nhanh nhất trong năm nay. Thay vào đó, tại Ý và Tây Ban Nha, đã có một đợt suy thoái tương đối nhẹ trong tháng 8. Tuy nhiên, xét theo những gì đã xảy ra ở Đức và Pháp, có vẻ như Ý và Tây Ban Nha sẽ không thể tránh khỏi sự suy thoái nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực dịch vụ.

Tỷ lệ lạm phát chung của khu vực đồng euro dừng lại ở mức 5,3% trong tháng 8, do giá nhiên liệu tăng và việc loại bỏ trợ cấp điện và khí đốt ở các nước như Pháp khiến lạm phát năng lượng tăng trở lại. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng hy vọng thực trạng suy thoái hiện nay của nền kinh tế Eurozone sẽ giúp giảm lạm phát trong khu vực này.

Trong khi tốc độ tăng trưởng ở châu Âu suy yếu đáng kể, Mỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm là 2,1%. Con số đó trong quý 2, cùng với những dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động, đã làm dấy lên hy vọng về một cuộc “hạ cánh mềm” của Mỹ – kiềm chế lạm phát mà không xảy ra suy thoái.

ECB có thể sẽ nâng lãi suất lần thứ 7 liên tiếp ngay đầu tháng 5

Lạm phát cơ bản và dữ liệu cho vay mà ngân hàng công bố trong những ngày tới có thể ảnh hưởng đến quyết định ...

EC công bố đề xuất cải tổ Eurozone

Ngày 6/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố tầm nhìn về cải tổ khu vực Đồng tiền chung châu Âu, trong đó bao ...

PMI của Eurozone đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1997

Khép lại năm 2017, khu vực chế tạo của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã “tận hưởng” mức tăng trưởng mạnh nhất trong ...

Mộc Trà

Tin cũ hơn
Xem thêm