Tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Cập nhật: 16:27 | 29/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở hai địa phương trên cả nước. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP tăng 43,1%, xếp thứ hai là Lai Châu.

SSI: Khoản đền bù đất là động lực tăng trưởng chính cho PHR trong năm 2022

Việt Nam sẵn sàng trở thành ‘cứ điểm’ sản xuất quan trọng của thế giới

2614-cong-nghiep
Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục xu hướng phục hồi, ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân cơ bản đưa tới các chỉ số tích cực như vậy là do dịch COVID-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp đã thích ứng với bối cảnh mới, khắc phục khó khăn để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tháng 5, tốc độ tăng chỉ số IIP của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Bình Dương tăng 9%; Hà Tĩnh tăng 6,9%; TP HCM tăng 6,5%; Hải Dương tăng 3,6%; Vĩnh Long tăng 3,4%; Thái Nguyên tăng 3%; Long An tăng 2,7%; Quảng Ninh tăng 2,3%...

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%), đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,1%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

1514-iip
Tốc độ tăng/giảm IIP 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (%)

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và chỉ còn giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi rõ nét của nền kinh tế.

Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát. Trong đó, Bắc Giang là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP tăng 43,1%, xếp thứ hai là Lai Châu với mức tăng 28,8%, thiếp theo là Hà Giang 23,6%. Các đầu tàu kinh tế như TP HCM và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Hai địa phương ghi nhận chỉ số IIP giảm là Trà Vinh với mức giảm 17,2% và Hà Tĩnh với mức giảm 7,5%. Trong số các địa phương ghi nhận tốc độ tăng IIP thấp nhất cả nước còn có TP HCM tăng 2,6%; Đà Nẵng 3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 4,5%.

Có thể thấy, dù xu hướng hồi phục là khá rõ ràng, song cũng vẫn còn những khó khăn nhất định, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và cả do chi phí nguyên liệu đầu vào đang tăng cao.

Tổng cục Thống kê còn cho biết, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/5 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 4,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8% và tăng 6%.

Thuận Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm