Tín hiệu tích cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Cập nhật: 15:09 | 29/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có nhiều quyết định quan trọng để ổn định thị trường, đưa thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế và quan trọng là khơi dậy niềm tin của người dân với thị trường này.

Các ngân hàng thương mại tích cực tìm giải pháp triển khai chủ trương hạ lãi suất

Ngân hàng Quốc Dân (NCB) muốn bán gấp 203 triệu cổ phiếu Bamboo Airways

Chuyên gia từ Singapore: “Việt Nam đồng là đồng tiền tốt nhất"

Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian qua, bởi thị trường này nắm giữ nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Mỗi biến động, dù là nhỏ của thị trường, cũng có tác động không nhỏ tới nền kinh tế và phát triển bền vững thị trường này cũng là kênh huy động vốn từ nhân dân cho nền kinh tế ngoài các kênh truyền thống, là việc quan trọng cần làm.

ổn định kinh tế vĩ mô tác động rất lớn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Ổn định kinh tế vĩ mô tác động rất lớn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chứng kiến "cú sốc" tâm lý lan rộng khi nhà đầu tư thường xuyên thấy nhiều vụ việc bị các cơ quan chức năng xử lý. Niềm tin suy giảm kết hợp với thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro.

Để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có nhiều quyết định quan trọng để ổn định thị trường, đưa thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế và quan trọng là khơi dậy niềm tin của người dân với thị trường này để nó phát triển bền vững. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà mục tiêu quan trọng hơn là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh rất cần nguồn lực để phục hồi sau đại dịch.

Tại tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, các khách mời cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô tác động rất lớn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, trái phiếu doanh nghiệp là một thị trường vốn rất quan trọng cho doanh nghiệp. Trong năm 2021 và quý I năm 2022, chúng ta chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động. Tuy nhiên, sang đầu năm 2022, khi có sự cố một số doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng pháp lý, khi đó nhiều nhà đầu tư nhận thấy rủi ro.

GS.TS Hoàng Văn Cường cho biết, bản thân doanh nghiệp phát hành trái phiếu không được kiểm soát. Nhưng cũng có yếu tố từ bản thân nhà đầu tư bởi đa phần là trái phiếu phát hành riêng lẻ, theo quy định của luật pháp là chỉ dành cho những người đầu tư chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư tổ chức. Trên thực tế, phần lớn nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu nghĩ rằng giống như gửi ngân hàng. Khi xảy ra sự cố như thế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp rơi vào khó khăn.

Tuy nhiên, trước khó khăn này, theo các đại biểu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có nhiều quyết định quan trọng để ổn định thị trường, đưa thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế và quan trọng là khơi dậy niềm tin của người dân với thị trường này để nó phát triển bền vững.

Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà mục tiêu quan trọng hơn là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh rất cần nguồn lực để phục hồi sau đại dịch. Mặc dù chưa phát triển như mong muốn nhưng thị trường cũng đã có những tín hiệu tích cực.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, với thị trường tài chính, đòi hỏi người tham gia phải có năng lực và am hiểu.

Từ góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Vũ Minh Khương nhìn nhận, Chính phủ đã sát cánh cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn rất quan trọng. Nếu không chú ý đầu tư nâng cấp hệ sinh thái trái phiếu doanh nghiệp thì khó phát triển.

Khó khăn của thị trường từ nửa cuối năm 2022 đến gần đây, chúng ta đã thấy rất rõ, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói. Giải pháp chủ yếu vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và tài khóa. Nếu giữ được điều này, sẽ là điểm tựa để thị trường tốt dần lên, tiếp tục phát triển.

Cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến thị trường, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trong thời gian ngắn, Chính phủ ban hành 2 Nghị quyết (số 65 và 08) để gỡ vướng cho thị trường, giúp doanh nghiệp phát hành có điều kiện, công cụ pháp lý, thời gian để giải quyết khó khăn trước mắt; chứ không giật cục. Nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Doanh nghiệp phát hành chịu trách nhiệm đến cùng đối với các cam kết của mình với nhà đầu tư. Thông điệp của Chính phủ là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

"Phản ứng chính sách của Chính phủ rất linh hoạt, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, có nguyên tắc, quy chuẩn, căn cứ khoa học", Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nói. Từ khi ban hành Nghị quyết 08, đến nay, có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp với số tiền 26,4 nghìn tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực.

Tác động chính sách làm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư quay trở lại, có thêm niềm tin. Từ khi có Nghị quyết 08, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về thanh khoản (16 doanh nghiệp đã đàm phán với nhà đầu tư để giải quết khoảng 8.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp).

Hoàng Hà