Tín hiệu tích cực “kép” từ việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh

Cập nhật: 09:23 | 28/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng tiếp đà giảm sâu về hơn 1%, đây cũng là mức thấp nhất kể tháng 7/2022.

VPBank chốt bán 15% vốn cho SMBC: Bước tiến đa lợi ích

Thông tin về diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong những ngày gần đây cho thấy, lãi suất ngày càng lùi sâu với lãi suất cho vay qua đêm.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngày 23/3, lãi suất cho vay bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm chỉ còn 1,34%/năm, tương đương giảm 0,21 điểm % so với phiên ngày 22/3 và giảm hơn 5 điểm % từ mức khá cao tại thời điểm đầu tháng 3 (6,38%/năm). Đây cũng là mức thấp nhất kể tháng 7/2022.

Nguồn: NHNN.
Nguồn: NHNN.

Tương tự, lãi suất liên ngân hàng tại các kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng cũng giảm 0,06 - 0,16 điểm %, xuống lần lượt 1,82%/năm và 4,38%/năm. Trong khi lãi suất tại kỳ hạn 2 tuần tăng trở lại 0,45 điểm % so với phiên 22/3.

Lãi suất liên ngân hàng đã liên tục giảm sau khi NHNN có động thái cắt giảm lãi suất điều hành. Ngày 20/3, lãi suất liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm đã bất ngờ giảm xuống dưới mức 3%/năm.

Trên thị trường mở, ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 24/3, NHNN tiếp tục chào thầu mua kỳ hạn giấy tờ có giá kỳ hạn 28 ngày, song không có thành viên nào tham gia đấu thầu. Đây là phiên thứ tư liên tiếp NHNN "ế" vốn trên thị trường mở.

Bên cạnh đó, NHNN cũng dừng phát hành tín phiếu mới hút tiền từ 13/3 sau hơn một tháng được sử dụng liên tục nhằm hỗ trợ thanh khoản.

Hồi đầu tháng 3, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện thanh khoản của hệ thống đã dồi dào trở lại, vượt khoảng 50.000 tỷ đồng so với yêu cầu bắt buộc.

Tín hiệu tích cực “kép” từ việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
Tín hiệu tích cực “kép” từ việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, động thái giảm lãi suất liên ngân hàng thường cho thấy biểu hiện về tín hiệu thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng. TS Châu Đình Linh, Giảng viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lãi suất liên ngân hàng giảm nhiệt sẽ là yếu tố nền tảng cơ bản giúp cho lãi suất ở bên ngoài cũng giảm dần.

Hiện tại, các yếu tố này mới đang ở mức sơ khởi ban đầu, chưa thể có tác động ngay đến nền kinh tế, vì thông thường mỗi sự thay đổi chờ đợi thêm một khoảng thời gian để có thể có những tác động rõ ràng. Tuy nhiên, việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh phần nào cho thấy hoạt động thị trường mở (OMO) từ phía NHNN đã hỗ trợ tốt cho thanh khoản của các ngân hàng.

Đặc biệt, tín hiệu thanh khoản tốt của hệ thống ngân hàng trong nước cũng có ý nghĩa rất lớn trong củng cố niềm tin người dân trước bối cảnh thời gian vừa qua xảy ra một số biến cố trên thị trường tiền tệ thế giới như việc phá sản 3 ngân hàng của Hoa Kỳ, hoặc việc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ buộc phải can thiệp để Ngân hàng UBS mua lại ngân hàng lớn thứ hai của nước ngày là Credit Suisse.

Ngoài ra, lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp, thì một dự báo tích cực khác cũng có thể diễn ra là khi hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng dồi dào tiền, thì các ngân hàng cũng sẽ phải nhanh chóng đẩy mạnh cho vay. Bởi lẽ, ngân hàng sau khi huy động tiền, nếu nắm giữ quá lâu thì chính các ngân hàng cũng sẽ phải chịu áp lực lớn về chi phí tài chính do họ vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Với kịch bản này, quy luật cung - cầu sẽ khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng có thể giảm xuống, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Cập nhật lãi suất ngân hàng
Cập nhật lãi suất ngân hàng

Thực tế, không chỉ trên thị trường liên ngân hàng, mà lãi suất huy động trên thị trường dân cư cũng đã có bước giảm mạnh. Dù trước đó, theo thống nhất của các nhà băng, mức lãi suất huy động tối đa là 9,5% nhưng đến thời điểm này, theo khảo sát, không còn ngân hàng nào niêm yết mức này nữa, trong khi chỉ khoảng 1 tháng trước, có khoảng trên dưới 10 nhà băng niêm yết lãi suất tối đa.

Mức lãi suất 9% cũng trở nên hiếm hoi hơn với chỉ vài ngân hàng như SCB, Ocean Bank. Các ngân hàng có mức lãi suất 8,8 – 8,9%/năm như Bao Viet Bank, Kienlongbank, VietCapitalBank…

Nhóm Big 4 (VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank) vẫn là các ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất thị trường với mức tối đa áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng tại quầy chỉ còn 7,2%/năm.

TS Cấn Văn Lực cho rằng, động thái chính sách này đánh dấu bước thay đổi chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng một phần. Theo đó, doanh nghiệp và người dân có kỳ vọng lãi suất trên đà giảm, khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu đề ra.

Theo Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, từ nay đến cuối năm lãi suất sẽ tiếp tục giảm nhưng không quay về mặt bằng lãi suất như trong thời gian COVID-19, tức là thời kỳ tiền rẻ đã qua và chúng ta buộc phải sống trong mặt bằng lãi suất cao hơn.

Định giá hấp dẫn, Agriseco gợi ý chiến lược đầu tư cổ phiếu STB trong ngắn hạn

Mặt bằng giá cổ phiếu STB đã giảm 30% so với đỉnh (đầu năm 2022), định giá cổ phiếu STB hiện ở mức P/B 1,22 ...

Một loạt các ngân hàng sắp chia cổ tức bằng tiền, TP Bank "chi đậm"

Mới đây, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông sau khi Ngân hàng Nhà nước không ...

VFMVN Diamond sắp bán ra lượng lớn cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu sắp tới

SSI Research dự báo quỹ VFMVN Diamond trong kỳ tái cơ cấu tới có thể sẽ bán ra hơn 30,4 triệu cổ phiếu ACB và ...

Hoàng Hà