Tin đồn chứng khoán trở lại: Chuyên gia nói gì?

Cập nhật: 16:08 | 19/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Lo ngại về việc cho vay cổ phiếu bất động sản ở các công ty chứng khoán, hàng loạt tin đồn liên quan đến doanh nghiệp hay lãnh đạo cũng bắt đầu xuất hiện trở lại.

0429-chuyyn-gia
Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển

Ngay sau vụ việc FLC và Tân Hoàng Minh kéo theo sự sụp đổ của nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng, các dòng penny - midcaps cũng như việc nhiều nhóm cổ phiếu trụ bị bán oan, một hiệu ứng liên quan khác cũng bất ngờ quay trở lại trên thị trường chứng khoán nhắm vào các "tên tuổi" lớn.

Tin đồn VNDirect (VND) bị từ chối tăng vốn: Mới nhất, CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV cũng như năm 2021 đồng thời phúc đáp các thắc mắc của cổ đông liên quan đến việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng như cho vay margin đối với một số cổ phiếu.

Về tình hình kinh doanh, trong quý IV/2021, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt mức 911,88 tỷ đồng - gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2021, VND đạt lợi nhuận trước thuế 2.734 tỷ đồng gấp 3,2 lần năm 2020.

Bên cạnh đó, VNDirect cũng đã có trả lời các câu hỏi và thắc mắc của cổ đông liên quan đến việc chào bán cổ phiếu ra công chúng và cho vay giao dịch ký quỹ đối với một số cổ phiếu bị giảm mạnh/mất thanh khoản trong nhiều phiên giao dịch.

Theo VNDiect, việc chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được ĐHCĐ bất thường ngày 6/12/2021 nhất trí thông qua. Trên cơ sở đó, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc đã thực hiện đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được lập theo đúng quy định của pháp luật và nộp cho UBCKNN từ ngày 19/12/2021. Ngày 6/1/2022, công ty cũng đã nộp bổ sung hồ sơ/tài liệu theo yêu cầu của UBCKNN.

Hiện nay, hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng vẫn đang được UBCKNN xem xét để cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán. VNDirect không nhận được bất cứ văn bản nào của về việc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.

"Các tin đồn trên thị trường về việc UBCKNN từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho VNDirect là hoàn toàn không có căn cứ", công ty nhấn mạnh.

Về việc cho vay giao dịch ký quỹ đối với các mã chứng khoán bị giảm sàn mất thanh khoản trong thời gian vừa qua, công ty cho biết việc này luôn được kiểm soát chặt chẽ theo quy trình quản trị rủi ro.

Công ty không cho vay margin đối với một số mã cổ phiếu của các tổ chức phát hành không đủ điều kiện về mô hình hoạt động kinh doanh bền vững. Công ty luôn áp dụng quy định giá trần có thể cho vay theo phương pháp định giá giá trị để kiểm soát hoạt động giao dịch margin với các cổ phiếu có tính đầu cơ và biến động giá lớn.

Tin đồn Chứng khoán SSI bị từ chối tăng vốn: Về kế hoạch tăng vốn, "những đồn đại về việc SSI bị tạm ngưng cấp phép tăng vốn là không có căn cứ. Hiện tại, SSI đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ tăng vốn để trình UBCKNN phê duyệt theo quy trình", bà Hà cho biết.

Trước đó, Chứng khoán SSI đã thông qua phương án chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua. Thời gian dự kiến chào bán là năm 2022 hoặc thời hạn khác theo quyết định của HĐQT.

Theo phương án cụ thể được công bố, Chứng khoán SSI sẽ phát hành tối đa gần 497,4 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 2:1) với giá phát hành là 15.000 đồng/cổ phiếu.

Nếu thương vụ này thành công, dự kiến vốn điều lệ của công ty tăng lên mức 14.921 tỷ đồng qua đó duy SSI trì vị thế là công ty chứng khoán có quy mô vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tin đồn về việc lãnh đạo HOSE - Lê Hải Trà bị bắt: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa lên tiếng về tin đồn ông Lê Hải Trà bị bắt lan truyền tối ngày 18/1/2022.

Cụ thể, thông cáo của HOSE nêu: "Vào chiều tối ngày 18/1/2022, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền một tin đồn về việc ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc HOSE đã bị cơ quan công an bắt vào 18h cùng ngày. Thông tin trên đã gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý công chúng đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của Sở này.

Theo đó, HOSE đã đề nghị các thành viên thị trường phối hợp, hỗ trợ khuyến cáo các nhà đầu tư bình tĩnh, sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận và phát tán trên các trang mạng xã hôi".

Sở này khẳng định, những tin đồn về ông Lê Hải Trà là không đúng sự thật.

Trước đó, trên một nhóm chat của nhà đầu tư cổ phiếu CII, một tài khoản tên Mèo Lười đã loan tin: "Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà đã bị bắt 6h tối nay. Dự là mai toang đấy các bác ạ. Chồng em ở bên công ty chứng khoán vừa bảo vậy". Sự việc ngay lập tức náo loạn giới đầu tư vào tối qua.

Chuyên gia nói gì?

Tin đồn được hiểu là thông tin của một nhóm người, của một cá nhân về một vấn đề liên quan đến các chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán có thể có thực hoặc không có thực, nhưng thời điểm phát ra tin đồn chưa có căn cứ để kiểm chứng.

Theo đánh giá của các thành viên thị trường thì tin đồn được chia làm 2 loại gồm: Tin đồn xấu có nghĩa là sẽ mang lại bất lợi cho các chứng khoán và thị trường khi thông tin đấy được tung ra. Ngược lại, những tin đồn tốt là những tin đồn tốt để đẩy chứng khoán đấy lên.

Tin đồn được xem là gây thiệt hại lớn nhất cho thị trường chứng khoán Việt Nam đó là vào tháng 8/2017 khi tin đồn nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn này đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 9/8 “bốc hơi” hơn 2 tỷ USD trong đó nhóm ngân hàng mất 15.725 tỷ đồng, tương đương khoảng 639 triệu USD. Riêng cổ phiếu BIDV đã cuốn bay của thị trường 7.521 tỷ đồng.

Trước sự việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (thời điểm năm 2017) bày tỏ “băn khoăn” đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư không nên tin vào những tin đồn thất thiệt; cần bình tĩnh, tin tưởng vào thị trường công khai, minh bạch, chặt chẽ của Chính Phủ, của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

“Thực tế, trong lịch sử, đã có những kiểu tin đồn thất thiệt như vậy, không có căn cứ, không có cơ sở và có thể với mục đích trục lợi”, ông Vương Đình Huệ chia sẻ.

Giữa năm 2018, thị giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng đều đã tăng mạnh - thậm chí gấp đôi giá trị - đến mức người ta gần như chắc chắn khẳng định đây được xem là thời kỳ cổ phiếu ngân hàng có không khí sôi động nhất trong chục năm trở lại đây - kể từ cuộc khủng hoảng cổ phiếu ngành 10 năm trước.

Hiện chưa có một thống kê đầy đủ về số vụ cũng như những thiệt hại và lợi ích của tin đồn tác động đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có thể kể đến những dạng tin đồn hay xuất hiện như: Tin đồn lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp bị bắt; làm lộ thông tin của khách hàng; vỡ nợ; lừa đảo,... hay những tin đồn để đẩy giá cổ phiếu lên như: Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; lợi nhuận của doanh nghiệp tăng đột biến; doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách, mua bán sáp nhập doanh nghiệp...

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu, người đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở nước ngoài cho biết: tin đồn là một điều hết sức bình thường trên tất cả các thị trường chứng khoán. Cơ chế tác động của tin đồn là làm hoang mang, dao động các nhà đầu tư khiến họ ra quyết định mua, bán cổ phiếu bất thường và phần thiệt thường rơi vào những nhà đầu tư chạy theo mà không hiểu rõ động cơ của tin đồn đấy.

Trả lời báo giới về câu chuyện "Chứng khoán Việt Nam thường biến động theo các tin đồn", chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho biết: "Tin đồn là một yếu tố giống như gia vị để thị trường chứng khoán hấp dẫn, thậm chí nhiều nhà đầu tư luôn mong có tin đồn và lợi dụng tin đồn để kiếm lời. Có điều, khi thua lỗ, họ mới quay sang than phiền.

Tin đồn giống như ăn phở phải có rau thơm và tương ớt hay như trước một trận bóng đá dư luận đồn cầu thủ này, cầu thủ kia bị chấn thương chẳng hạn… Nói chung, tin đồn làm cho thị trường chứng khoán thêm hấp dẫn.

Tuy nhiên, thị trường cũng đã ghi nhận rất nhiều nhà đầu tư “chết” vì tin đồn chứng khoán.

Theo ông Hiển: "Đã chơi chứng khoán là chấp nhận một kênh đầu tư có nhiều rủi ro nên chuyện muốn lời cao mà không bị thiệt hại, không dính vào tin đồn lướt sóng là rất hiếm. Thay vào đó, để ứng phó với tin đồn, hãy là nhà đầu tư chuyên nghiệp, phải am hiểu mới chơi; không am hiểu thì nên đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư. Những quỹ đầu tư chuyên nghiệp thường có đủ chuyên gia để phân tích tin đồn đúng hay sai".

Chứng khoán phiên chiều 19/1: VN-Index lấy lại sắc xanh, BĐS khu công nghiệp nổi sóng

Thị trường chứng khoán trong nước phiên chiều ngày 19/1/2022, đà tăng đã có sự lan tỏa ra nhiều nhóm ngành chứ không còn tập ...

KQKD năm 2021: Nhiều doanh nghiệp thắng lớn, Thép Mê Lin báo lãi tăng gần 8 lần

Mùa báo cáo tài chính (BCTC) lại tới, dù gặp muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19 gây ra nhưng nhiều doanh nghiệp đã bứt ...

Hội thảo Go Stock 2022: Sự trái chiều trong kỳ vọng - Khi “Người khổng lồ” rút chân khỏi thị trường hưng phấn

Đó là chủ đề hội thảo vừa được Câu lạc bộ Chứng khoán Sinh viên SSC trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ...

Ba Lỗ