Tìm hiểu về sàn UPCoM, điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM

Cập nhật: 16:52 | 31/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Sàn UPCoM ra đời vào ngày 01/01/2009, lúc mới đầu chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp tham gia. Hiện nay đã có hàng trăm công ty với các quy mô khác nhau. Với sự công khai, minh bạch trong chính sách và quy định cùng với giao dịch đơn giản

Sàn UPCoM là gì?

Sàn UPCoM (Unlisted Public Company Market) là một hệ thống giao dịch trực tuyến của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, cung cấp một nơi để giao dịch cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết. UpCoM cung cấp cho các công ty chưa niêm yết cơ hội để tăng cường khả năng tiếp cận vốn và mở rộng kênh tiếp cận thị trường vốn.

UPCoM được xem là sàn giao dịch “trung chuyển”. Nghĩa là nó được thiết lập để khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi cổ phiếu của công ty chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện niêm yết trên sàn HoSE cũng như sàn HNX, thì chúng sẽ được giao dịch trên sàn UPCoM.

Sàn UPCoM ra đời vào ngày 01/01/2009, lúc mới đầu chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp tham gia. Hiện nay đã có hàng trăm công ty với các quy mô khác nhau. Với sự công khai, minh bạch trong chính sách và quy định cùng với giao dịch đơn giản.

Tìm hiểu về sàn UPCoM, điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM
Hình minh họa

Ưu điểm và nhược điểm của thị trường giao dịch UPCoM

Ưu điểm

Thị trường UPCoM hoạt động minh bạch, công khai, cam kết mang lại sự uy tín và an toàn cho các khách hàng. Thị trường này, dưới sự giám sát và quản lý trực tiếp từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, thường được đánh giá tốt hơn so với sàn OTC.

Thông qua cổng thông tin của sàn HNX nhiều nhà đầu tư có thể tiếp cận đến rất nhiều doanh nghiệp tốt. Nhờ liên kết chặt chẽ giữa hệ thống giao dịch UPCoM và HNX mà quá trình giao dịch tập trung được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, đem đến sự an toàn cho cả người bán lẫn người mua.

Các công ty thường dựa vào thị trường UPCoM để đo lường mức độ tăng trưởng của các cổ phiếu phát hành. Bên cạnh đó, đây cũng được xem như đòn bẩy để sau này việc thực hiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX trở nên dễ dàng hơn. Thị trường giao dịch này cũng là nơi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến nhiều nhà đầu tư hơn.

Nhược điểm

So với những sàn khác thì thị trường UPCoM có tính rủi ro của chứng khoán cao hơn. Cũng chính vì lý do này mà mức giá giao dịch tại hệ thống giao dịch này khá thấp. Vì vậy, để kiếm được lợi nhuận bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng hơn.

Một số mã chứng khoán có tính thanh khoản thấp và không còn giao dịch.

Thị trường UPCoM thường thích hợp để đầu cơ hơn đầu tư. Lý do biên độ giao động của sàn UPCoM là 15%. Trong khi các sàn HOSE và sàn HNX có mức giao động thấp hơn lần lượt là 7% và 10%.

Tiêu chuẩn của thị trường giao dịch này là thấp hơn nếu so sánh với hai sàn lớn là HOSE và HNX

Điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCoM

Những công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch UPCoM tính từ thời điểm chào bán phải có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng với giá trị đúng trên sổ kế toán.

Công ty đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch này phải hoạt động có lợi nhuận, không có lỗ lũy kế được tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu 5 năm trước khi chào bán ra đại chúng.

Hoạt động niêm yết và chào bán cổ phiếu với các phương án, cách dùng vốn thu được của công ty phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông.

3 Nhóm cổ phiếu trên sàn UPCoM

Cổ phiếu trên sàn UPCoM sẽ được chia thành ba nhóm lớn như sau:

UPCoM Large: Đây là nhóm tập hợp những cổ phiếu của tổ chức phát hành có vốn chủ sở hữu ít nhất là 1.000 tỷ đồng.

UPCoM Medium: Nhóm này gồm những cổ phiếu thuộc công ty có vốn chủ sở hữu từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng.

UPCoM Small: Đối với các cổ phiếu của công ty có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng.

Có thể thấy, 3 nhóm cổ phiếu ở sàn UPCoM nói trên được chia ra dựa theo quy mô của doanh nghiệp phát hành. Những công ty càng lớn, cổ phiếu của họ sẽ càng có giá trị và duy trì tăng trưởng trong dài hạn, ít biến động. Các công ty nhỏ hơn mặc dù giá trị cổ phiếu thấp, tuy nhiên thu nhập của cổ đông sẽ có sự đột phá nhanh chóng.

Vì vậy lựa chọn sở hữu cổ phiếu nào cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình là điều rất quan trọng.

Tìm hiểu lãi suất liên ngân hàng, yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng

Về bản chất, lãi suất khi vay tiền liên ngân hàng cũng được hiểu như lãi suất của những khoản vay khác. Người vay sẽ ...

Tìm hiểu về tất toán, phân biệt tất toán và đáo hạn

Tất toán là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tại ngân hàng. Khi thực hiện tất toán, nghĩa là ngân ...

Tìm hiểu về vốn đầu tư, sự khác nhau của vốn đầu tư và vốn điều lệ

Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình ...

Phương Chi (t/h)