Tìm hiểu về Marginal cost, những điều nhà đầu tư cần biết về Marginal cost

Cập nhật: 00:00 | 20/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc nghiên cứu chi phí biên (Marginal cost) giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định trong tối ưu hoá khối lượng sản phẩm tiêu thụ, xây dựng chiến lược giá bán sản phẩm và kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khái niệm

Chi phí biên hay chi phí cận biên (Marginal cost) là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên được tính bằng cách lấy tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất.

Ví dụ: Công ty X sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí là 100 triệu. Do nhu cầu của thị trường tăng lên, công ty sản xuất thêm 100 sản phẩm nữa với tổng chi phí tăng thêm là 90 triệu.

Khi đó, chi phí biên cho mỗi sản phẩm sản xuất thêm được xác định bằng thay đổi về chi phí (90 triệu) chia cho thay đổi về số lượng (100 sản phẩm). Kết quả là mỗi sản phẩm sản xuất thêm sẽ chịu chi phí biên là 90 triệu/100 sản phẩm bằng 900.000 đồng/sản phẩm.

Tìm hiểu về Marginal cost, những điều nhà đầu tư cần biết về Marginal cost
Hình minh họa (nguồn internet)

So sánh chi phí biên và chi phí bình quân

Khác với chi phí biên, chi phí bình quân là chi phí trên một đơn vị sản lượng. Chi phí bình quân được tính bằng tổng chi phí (bao gồm tất cả các chi phí cố định và biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất. Trở lại ví dụ ở trên, chi phí bình quân lúc này sẽ là: (150 triệu + 40 triệu)/(150 sp + 50 sp) = 950.000 đồng.

Dưới đây là bảng so sánh giữa chi phí biên và chi phí bình quân:

Chi phí biên

Chi phí bình quân

Là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

Chi phí biên được tính bằng cách lấy tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất

Chi phí biên giúp cho người quản trị dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch

Là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm

Chi phí bình quân được tính bằng tổng chi phí (bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất

Chi phí bình quân dùng để đánh giá tác động đến chi phí đơn vị sản phẩm do sự thay đổi của mức sản lượng

Từ khái niệm trên, chúng ta dễ dàng suy ra công thức tính chi phí biên như sau:

MC = ∆C / ∆Q

Trong đó:

MC: Là ký hiệu của chi phí biên (viết tắt của từ “Marginal Cost”)

∆C (Thay đổi trong chi phí): Sự thay đổi của chi phí được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất theo sản lượng mới trừ đi chi phí sản xuất theo sản lượng ban đầu.

Ví dụ: Công ty ABC sản xuất 1.500 máy ảnh với tổng chi phí là 1 tỷ đồng. Nếu sau đó công ty tiếp tục sản xuất thêm 500 máy ảnh, với tổng chi phí cho 2000 máy ảnh là 1,2 tỷ đồng. Như vậy, để tính ∆C, chúng ta sẽ lấy tổng chi phí theo sản lượng mới (2000 chiếc) là 1,2 tỷ trừ đi chi phí theo sản lượng ban đầu (1500 chiếc) là 1 tỷ. Kết quả thu được của ví dụ này là ∆C = 0,2 tỷ.

∆Q (Thay đổi trong sản lượng): Sự thay đổi của sản lượng được tính bằng cách lấy sản lượng của lần sản xuất sau trừ đi sản lượng của lần sản xuất trước.

Trở lại ví dụ trên, công ty ABC lúc này đã chuyển từ sản xuất 1.500 máy ảnh thành 2000 chiếc. Như vậy, thay đổi về sản lượng (∆Q) sẽ là 500 sản phẩm, được tính bằng cách lấy khối lượng sản phẩm được sản xuất ở lần sau (2000 sản phẩm) trừ đi khối lượng sản phẩm được sản xuất lúc ban đầu (1.500 sản phẩm).

Áp dụng công thức để tính chi phí biên cho công ty ABC, ta được: MC = 0,2/500 = 400.000đ

Ý nghĩa của marginal cost

Phân tích chi phí cận biên rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó giúp họ tối ưu hóa mức sản xuất và từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Một doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nếu chi phí biên (MC) của việc sản xuất sản phẩm bổ sung nhỏ hơn doanh thu cận biên (MR).

Ngược lại, nếu doanh thu cận biên bằng hoặc nhỏ hơn chi phí cận biên đang thực hiện, doanh nghiệp cần xem xét lại việc cải thiện quản lý chi phí hoặc doanh thu. Thậm chí, doanh nghiệp có thể tạm ngừng sản xuất vì lúc này chi phí biên cao hơn doanh thu biên đang làm doanh nghiệp tốn kém tiền bạc, thua lỗ.

Các lưu ý khi phân tích chi phí biên

Phân tích chi phí cận biên rất khó áp dụng cho các ngành như đóng tàu và máy bay. Những ngành có đặc điểm chung là giá trị của sản phẩm dở dang tương ứng với một doanh thu lớn. Do đó, nếu chi phí chung cố định không được tính vào giá trị cuối kỳ của sản phẩm dở dang thì hàng năm có thể bị lỗ và khi sản phẩm hoàn thành có thể thu được lợi nhuận rất lớn. Phân tích chi phí cận biên trong trường hợp này sẽ cho kết quả không chính xác.

Trong chi phí cận biên, yếu tố thời gian thường bị bỏ qua. Ví dụ, hai công việc tuy có chi phí cận biên hoàn toàn giống nhau, nhưng nếu một công việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, thì chi phí thực tế của công việc đó sẽ cao hơn công việc kia. Điều này được bỏ qua khi tính toán và phân tích chi phí cận biên, gây ra sự nhầm lẫn.

Do đó, các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng khi áp dụng chi phí cận biên vào các tình huống cụ thể. Nếu chi phí cận biên không được trình bày và giải thích một cách hợp lý và chính xác, liên quan đến tất cả các biến số trong một tình huống nhất định, nó có thể dẫn đến các quyết định quản lý không chính xác.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lệnh MOK là gì? Cách đặt lệnh MOK trong chứng khoán

Đầu tư chứng khoán ngoài việc tìm hiểu về các mã cổ phiếu, cách phân tích biểu đồ, bảng giá,...thì việc nắm được các loại ...

Tìm hiểu hệ số Beta, ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn được đánh giá là kênh đầu tư lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Chính vì ...

Hệ số DTI là gì? Ý nghĩa của hệ số DTI

Hệ số DTI là thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong các lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các ...

Đại Dương