Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E

Cập nhật: 07:30 | 28/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng loại cổ phiếu giá tốt hay không, thì việc tính chỉ số P/E là hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư hiểu rõ về chỉ số P/E, cũng như cách tính chỉ số P/E.

Khái niệm chỉ số P/E

Chỉ số P/E (viết tắt của từ Price to Earning Ratio) được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu. Nếu chỉ số này thấp thì có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại.

Cụ thể hơn, chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian bao lâu thì sẽ lấy lại vốn.

Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E

Ví dụ: Một cổ phiếu có giá là 10.000 đồng và lãi được 1.500 đồng năm. Vậy thì nhà đầu tư phải mất đến gần 7 năm mới hoàn lại vốn.

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là nhà đầu tư sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên doanh thu của họ.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) đang có chỉ số P/E là 11.29. Như vậy, nhà đầu tư sẽ chấp nhận bỏ ra 11.29 đồng để nhận về lợi nhuận 1 đồng.

Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Trong đó: EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Ý nghĩa chỉ số P/E

Khi P/E thấp:

Cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khiến lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên khiến cho P/ E thấp. Đây là cơ hội để NĐT mua vào.

Doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con. Nhưng khoản lợi nhuận này không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp ổn định tuy vậy đã vào giai đoạn bão hòa, khó có thể tăng trưởng từ đó kỳ vọng của thị trường thấp dần khiến giá cổ phiếu giảm.

Khi P/E cao

Thông thường chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, P/E cao biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả khiến EPS thấp, khiến cho P/E cao.

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/E

Ưu điểm của P/E

Tính đơn giản: Chỉ với những bước rất đơn giản, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được chỉ số P/E của một doanh nghiệp. Do đó nó rất phù hợp để sử dụng dù là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tính hiệu quả: Không chỉ phản ánh cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ số P/E còn thể hiện được tâm lý của thị trường thông qua giá thị trường của cổ phiếu. Chính vì thế đây là một chỉ số tuyệt vời trong việc định giá doanh nghiệp một cách cơ bản.

Là thước đo tâm lý thị trường hiệu quả: Chỉ số P/E không chỉ được dùng để định giá doanh nghiệp, nó cũng được sử dụng để nắm bắt tâm lý của toàn thị trường bởi chỉ số VN-Index được lấy dựa theo tỷ trọng của các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch.

Nhược điểm của P/E

Chỉ số P/E của doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng để phân tích chứng khoán được nếu như chỉ số này âm do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

Sẽ rất thiếu sót nếu như nhà đầu tư chưa đánh giá mức độ bền vững của lợi nhuận doanh nghiệp mà đã sử dụng để xác định chỉ số P/E thông qua EPS. Bởi có nhiều doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh lại lợi nhuận của mình tăng lên hoặc giảm đi một cách đột biến nhằm phục vụ lợi ích riêng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về trường phái đầu tư chứng khoán, trường phái đầu tư nào là tối ưu nhất cho nhà đầu tư?

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, để đạt được kết quả vượt trội hơn so với các nhà đầu tư, bạn cần xác ...

Tìm hiểu những nguyên tắc đầu tư của huyền thoại William J. O'Nei

William O’Neil là một trong những nhà đầu tư thành công nhất nước Mỹ. Với phương pháp đầu tư CANSLIM, ông đã giúp hàng triệu ...

Tìm hiểu về chỉ số P/B, ý nghĩa của chỉ số P/B

Việc hiểu rõ được các chỉ số trong chứng khoán vô cùng quan trọng giúp phân tích và dự đoán sự tăng trưởng của loại ...

Minh Đức