Tìm hiểu về chỉ số P/B, ý nghĩa của chỉ số P/B

Cập nhật: 14:34 | 27/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Việc hiểu rõ được các chỉ số trong chứng khoán vô cùng quan trọng giúp phân tích và dự đoán sự tăng trưởng của loại chứng khoán đó trong tương lai.

Chỉ số P/B

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Chỉ số P/B cho chúng ta biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.

Khi chỉ số P/B > 1 tức là giá thị trường hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để có thể sở hữu nó.

Tìm hiểu về chỉ số P/B, ý nghĩa của chỉ số P/B
Hình minh họa - nguồn internet

Khi chỉ số P/B <1 tương ứng sẽ có hai trường hợp: (1) hoặc là thị trường đang nghĩ rằng không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do đó chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu; (2) hoặc có thể lợi nhuận công ty đang tăng nhanh hơn so với những gì thị trường kỳ vọng. Doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng khoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.

Công thức tính

P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu/Giá trị sổ sách của cổ phiếu = Giá trị thị trường của cổ phiếu/[(Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả)/Số lượng cổ phiếu đang lưu hành]

Trong đó:

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu được tính bằng công thức (Tổng giá trị tài sản – Tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Thường giá trị tài sản vô hình không thể hiện ở phần báo cáo tài chính của công ty, vì thế có thể tạm coi giá trị ghi sổ của cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành = (Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Giá thị trường của cổ phiếu tức là giá đóng cửa ở phiên gần nhất.

Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:

P/B = 75.000/25.000 = 3

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm

Chỉ số P/B có mức độ ổn định hơn hẳn so với chỉ số EPS nên trong điều kiện EPS có mức biến động khó quan sát và đánh giá thì chỉ số P/B sẽ có hiệu quả hơn hẳn.

Chỉ số P/B luôn luôn dương nên nó có thể dùng để định giá với những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.

Chỉ số P/B hữu hiệu nhất khi sử dụng để định giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản với khả năng thanh khoản cao như các công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty đầu tư.

Nhược điểm

Chỉ số P/B chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình mà bỏ qua các giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp như: thương hiệu, phát minh sáng chế, tài sản trí tuệ… Mà chính những giá trị tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá cổ phiếu.

Ngoài ra, giá trị ghi sổ của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này có thể là giá trị cách đây mấy năm. Ví dụ, mảnh đất mà công ty sử dụng từ 3 năm trước rất có thể hiện nay nó đã tăng giá lên hàng chục lần… Chính vì vậy mà nếu như các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B mà đã có kết luận về cổ phiếu của một công ty là điều không hoàn toàn chính xác.

Hiểu đúng về chỉ số P/B giúp nhà đầu tư sử dụng hiệu quả chỉ số này trong việc đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư… do hiệu quả quản lý giữa tài sản và nguồn vốn huy động càng cao thì mức độ sinh lời càng cao. Ngược lại, chỉ số này không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ – nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng… rất khó để định lượng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng chỉ số P/B với các phương pháp phân tích khác để có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về bẫy giá trị, phương pháp để tránh rơi vào bẫy giá trị

Bị mắc bẫy giá trị là một trong những lỗi thường hay gặp ở các nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu ...

Tìm hiểu về trường phái đầu tư chứng khoán, trường phái đầu tư nào là tối ưu nhất cho nhà đầu tư?

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, để đạt được kết quả vượt trội hơn so với các nhà đầu tư, bạn cần xác ...

Tìm hiểu những nguyên tắc đầu tư của huyền thoại William J. O'Nei

William O’Neil là một trong những nhà đầu tư thành công nhất nước Mỹ. Với phương pháp đầu tư CANSLIM, ông đã giúp hàng triệu ...

Đại Dương