Tìm hiểu NAV (Net Asset Value) trong chứng khoán và cách tính chỉ số

Cập nhật: 14:14 | 03/06/2022 Theo dõi KTCK trên

NAV (Net Asset Value) còn được gọi là giá trị tài sản thuần. Dùng để đánh giá giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. NAV là chỉ số đại diện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty.

Cách tính chỉ số NAV

Về cơ bản, bất kỳ thực thể kinh doanh hoặc sản phẩm tài chính nào liên quan đến các khái niệm kế toán về tài sản và nợ phải trả đều có thể xác định được NAV.

Tuy nhiên, giá trị NAV được sử dụng phổ biến nhất đối với các quỹ đầu tư (quỹ mở và ETF). Trong trường này, NAV được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chia số số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành.

NAV = (Tổng tài sản - Nợ phải trả)/Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành

NAV bao gồm 3 thành phần: Vốn điều lệ (là vốn góp từ các cổ đông của công ty); vốn phát hành cổ phiếu; vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

0927-nav
Hình minh họa (nguồn internet)

Vì vậy, nếu một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng tài sản thể hiện ra bên ngoài lại cao thì đó có thể là do vốn vay. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số NAV này để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty để cân nhắc lựa chọn khi đầu tư.

Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

NAV là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư dựa vào tính toán và phân tích để đánh giá cổ phiếu của công ty, doanh nghiệp đó như thế nào nhằm đưa ra quyết định có nên đầu tư mua cổ phiếu ấy hay không. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số này đối với thị trường đầu tư chứng khoán được thể hiện như sau:

Khi công ty phát hành cổ phiếu 110.000 đồng nhưng NAV là 140.000 thì có thể doanh nghiệp đó đã tích lũy được nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận mới từ nguồn cũ hoặc các quỹ dự phòng. Vì thế, các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi mua cổ phiếu giá 140.000 thì bạn vẫn đang mua đúng với giá trị thật của doanh nghiệp.

Nếu NAV của doanh nghiệp đang ở mức 140.000 đồng nhưng mang lại giá trị khá cao thì bạn có thể bỏ ra số tiền lớn hơn để mua cổ phiếu. Nhằm mang lại lợi nhuận và tăng giá trị của NAV trong thời gian tới.

Trong trường hợp NAV của doanh nghiệp là 130.000 đồng nhưng đang thua lỗ và NAV có thể bị giảm thì bạn cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Từ đó đưa ra quyết định khôn ngoan, an toàn nhất, hãy nhớ rằng lợi nhuận cao thì rủi ro sẽ lớn hơn.

Sự khác nhau chỉ số NAV với cổ phiếu

NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu được hiểu là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để giao dịch. Giá cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ thị trường.

Giá cổ phiếu có thể tăng giảm bởi người mua và bán tùy vào yếu tố cung cầu hoặc xu hướng thị trường. Đồng thời, giá cổ phiếu có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số NAV. Sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV sẽ cho thấy mức độ ổn định, thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp hay không.

Chỉ số NAV sẽ được chốt theo ngày, và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu biến động theo từng thời điểm tùy vào người bán và người mua quyết định.

Thị trường giá xuống (bear market) là gì?

Thị trường giá xuống là khi chỉ số chứng khoán giảm từ 20% tính từ mốc giá cao nhất, trong thời gian ít nhất hai ...

Chứng khoán phái sinh: Dấu hiệu “quay xe”

Sau nhịp hồi, chỉ số gần như không thay đổi khi đóng cửa trong 2 phiên cuối tuần qua và thanh khoản sụt giảm. Cả ...

Chỉ số PMI giảm nhẹ trong tháng 4

Mặc dù chỉ số PMI giảm, nhưng đây vẫn là tháng thứ 7 liên tiếp ghi nhận các điều kiện sản xuất của ngành công ...

Đại Dương