Tìm hiểu hiện tượng thiên nga đen trong nền kinh tế, các sự kiện thiên nga đen nổi bật

Cập nhật: 15:29 | 27/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Nhiều người cho rằng chỉ tồn tại thiên nga trắng trên trái đất. Cho đến năm 1697, một nhà thám hiểm người Hà Lan Willem de Vlɑmingh đến Úc và tìm thấy thiên nga đen thì giả thiết này đã thay đổi. Sau đó thuật ngữ này cũng đã được dùng để đặt tên cho một số sự kiện ở thị trường chứng khoán.

Hiện tượng thiên nga đen là gì?

Thiên nga đen (Black Swan) là một thuật ngữ được đặt ra bởi một giáo sư tài chính, cựu thương nhân phố Wall, Nassim Nicholas Taleb. Khái niệm này dùng để chỉ những hiện tượng khó lường và không thể được dự đoán trước được, gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán toàn cầu.

Tìm hiểu hiện tượng thiên nga đen trong nền kinh tế, các sự kiện thiên nga đen nổi bật
Hình minh họa (nguồn internet)

Các nhà đầu tư thường dự đoán xu hướng giá tương lai dựa vào lịch sử giá trong quá khứ. Tuy nhiên có một xác suất những sự kiện bất thường có thể xảy ra mà không ai có thể lường trước được làm cho cả thị trường biến động mạnh. Diễn biến của thị trường đang êm đẹp, các nhà đầu tư tin rằng mọi thứ sẽ cứ diễn ra như vậy. Cho đến khi một sự kiện làm chao đảo tất cả gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Đây được gọi là hiện tượng thiên nga đen.

Các sự kiện thiên nga đen nổi bật

Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện thiên nga đen tiêu biểu, gây tác động mạnh mẽ đến thị trường kinh tế, tài chính toàn cầu.

Khủng hoảng tài chính Châu Á

Không thể không nhắc đến khủng hoảng tài chính tại Châu Á những năm 1997-1998, gây tác động nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Tỷ giá hối đoái bị sụt giảm, nhiều đồng tiền khu vực Đông Nam Á bị mất giá trị, ngân hàng phá sản hàng loạt.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc là những quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nhận được lượng vốn lớn từ các gói vay nước ngoài. Sự tăng trưởng chóng mặt, vượt quá kiểm soát đã khiến chỉ số tín dụng ở khu vực Châu Á cao quá mức, gây sụp đổ hàng loạt.

Xem thêm: Lịch sử chứng kiến nhiều cuộc đại khủng hoảng tài chính, gây sụp đổ không chỉ nền kinh tế mà còn để lại nhiều hệ lụy lâu dài nhiều năm sau đó. Cùng Anfin điểm qua những cuộc khủng hoảng lớn nhất, tác động toàn bộ các quốc gia và chứa đựng nhiều bài học giá trị.

Bong bóng Dotcom năm 2001

Sự kiện Dotcom vào năm 2001 tác động mạnh mẽ đến ngành công nghệ, chứng khoán và đẩy nhiều khu vực trên thế giới vào tình trạng suy thoái kinh tế. Đây là giai đoạn Internet bùng nổ nên giá cổ phiếu các công ty công nghệ tăng mạnh, tạo thành bong bóng dotcom.

Tuy nhiên, nhiều công ty không hoạt động hiệu quả như dự kiến, khiến bong bóng nổ tung gây ra hậu quả khôn lường, thiệt hại lên đến 5.000 tỷ đô la.

Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ khủng hoảng tại Mỹ năm 2007-2008. Chỉ số S&P 500 cùng các sàn giao dịch khác sụt giảm đến gần 40% chỉ trong năm 2008.

Suy thoái kinh tế nghiêm trọng đã dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng, trong đó phải kể đến Lehman Brothers. Sự kiện này đã khiến 25.000 người mất việc, toàn bộ thị trường mất giá trị vốn hóa lên đến 10.000 tỷ đô la.

Một số sự kiện thiên nga đen gần đây

Một vài sự kiện thiên nga đen gần đây có thể kể đến: Brexit (Anh rời EU) vào năm 2016 hay đại dịch Covid-19 từ đầu 2020 khiến cả thế giới điêu đứng.

Trong quý I/2021, giao dịch thương mại giữa Anh và EU giảm 14% so với cùng kỳ 2020. Tăng trưởng kinh tế của Anh cũng giảm 1,5%.

Đợt dịch Covid-19 kéo dài việc giãn cách xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế cả nước. Theo đó, GDP 6 tháng đầu năm 2020 có mức giảm kỷ lục kể từ khi bắt đầu tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam: 1,82%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm đến 25% so với 2019. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức tăng chóng mặt. So với cùng kỳ năm 2020, quý II/2021 tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 2,4% và 2,6%.

Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Với những dữ kiện lịch sử được đề cập, có thể thấy các sự kiện được “dán nhãn” Thiên nga đen đều gây ra tác động lớn đến nền kinh tế - tài chính không chỉ trong một khu vực nhất định mà còn lan ra trên toàn thế giới. Vậy dưới góc độ nhà đầu tư cá nhân, bạn cần chuẩn bị điều gì cho những sự kiện khó đoán định này?

Luôn trong tư thế sẵn sàng

Theo Taleb, cách tốt nhất để đối phó với Thiên nga đen là chấp nhận sẽ có một sự kiện nào đó trong tương lai. Dự đoán là điều cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Việc cần làm là hiểu tính tất yếu của sự kiện và có kế hoạch xây dựng danh mục đầu tư bền vững, hạn chế rủi ro xảy ra.

Luôn nhìn về thời cơ

Các sự sụp đổ đôi khi là cơ hội lớn cho những ai biết nắm bắt. Ngay thời điểm thị trường chứng khoán tụt dốc, bạn sẽ có khả năng mua những cổ phiếu tốt với giá rẻ. Đây cũng là cơ hội thanh lọc thị trường, loại bỏ những công ty có sức đề kháng yếu. Các công ty lớn sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh bền vững và tăng tốc trở lại.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Cho dù có sự kiện “thiên nga đen” xảy ra hay không thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng là điều nên làm. Không nên bỏ hết trứng vào một rổ mà nên tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp phù hợp cùng với việc dàn trải rủi ro. Có như vậy thì cho dù trong tình huống xấu nhất, bạn vẫn có những cổ phiếu ổn định, kéo lại những thất thoát có thể xảy ra.

Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, các mô hình kinh doanh hiện nay

Kinh doanh không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân, tổ chức mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đáp ...

Tìm hiểu phiên phân phối đỉnh, các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh

Phân phối đỉnh là biểu hiện của cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên có một vài phiên xuất hiện ...

Tìm hiểu lãi suất liên ngân hàng, yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng

Về bản chất, lãi suất khi vay tiền liên ngân hàng cũng được hiểu như lãi suất của những khoản vay khác. Người vay sẽ ...

Trâm Trâm (t/h)