Tìm hiểu chu kỳ kinh tế, cách đầu tư hiệu quả theo từng giai đoạn kinh tế

Cập nhật: 09:29 | 08/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán luôn thay đổi theo từng chu kỳ của kinh tế. Hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn. Vậy chu kỳ kinh tế là gì? Nên đầu tư theo chu kỳ kinh tế như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là khái niệm dùng để chỉ sự biến động của GDP thực tế. Sự biến động này tạo thành một chu kỳ gồm các giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. GDP được viết tắt từ Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. GDP thực tế là tổng sản phẩm quốc nội đã qua điều chỉnh lạm phát.

Các pha của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ diễn ra theo trình tự 3 pha: Suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.

Một chu kỳ sẽ được bắt đầu khi nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế ở giá trị âm qua hai quý liên tiếp. Đây là dấu hiệu bắt đầu pha suy thoái của một chu kỳ kinh tế.

Tìm hiểu chu kỳ kinh tế, cách đầu tư hiệu quả theo từng giai đoạn kinh tế

Khi GDP thực tế của thị trường bắt đầu tăng trở lại bằng với giá trị trước khi suy thoái, lúc này pha phục hồi của chu kỳ bắt đầu. Điểm ngoặt giữa pha suy thoái và pha phục hồi là đáy của chu kỳ.

Nếu GDP thực tế tiếp tục tăng và đạt giá trị lớn hơn mức trước suy thoái, đây là pha hưng thịnh (hoặc còn gọi là pha bùng nổ) của chu kỳ. Khi pha hưng thịnh của chu kỳ này kết thúc, pha suy thoái của chu kỳ tiếp theo sẽ bắt đầu. Điểm ngoặt giữa hai pha này được gọi là đỉnh của chu kỳ.

Các giai đoạn chu kỳ kinh tế

Giai đoạn suy thoái (recession): Đây là thời điểm nền kinh tế bắt đầu đi xuống. Sản lượng hàng hóa suy giảm, doanh nghiệp cắt bớt số lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Lãi tín dụng bị siết chặt dẫn đến chi phí tài chính tăng vọt, trong khi đó doanh thu không thể tăng lên. Hậu quả dẫn đến GDP sụt giảm.

Giai đoạn đáy chu kỳ kinh tế (trough): Tại thời kỳ này, nền kinh tế giảm sút tới mức vô cùng nghiêm trọng. Chính phủ bắt đầu các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, ví dụ như giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp. Nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng chi tiêu.

Giai đoạn phục hồi (recovery): Nhờ vào những nỗ lực cứu vãn trước đó, nền kinh tế bắt đầu dần hồi phục. Lúc này, ngân hàng sẽ tăng mức lãi suất vay vốn, mức tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng. Sản lượng và công suất sản xuất sẽ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trước.

Giai đoạn đỉnh chu kỳ kinh tế (peak): Trong giai đoạn này, GDP vẫn tiếp tục tăng nhưng đã chậm hơn so với các giai đoạn trước do đã đạt đỉnh. Đây cũng là thời kỳ lạm phát tăng nhanh. Doanh nghiệp không còn tuyển dụng thêm người lao động nhiều như trước. Khi GDP tăng tới đỉnh, đồng tiền mất giá quá nhiều do lạm phát, nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy thoái, bắt đầu bước vào chu kỳ mới.

Cách đầu tư hiệu quả theo từng giai đoạn kinh tế Việt Nam

Dựa trên các đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư sẽ có nhận định và chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp. Dưới đây là những kinh nghiệm và thông tin cần thiết để giao dịch chứng khoán theo chu kỳ kinh tế hiệu quả.

Xét về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế thì thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của các doanh nghiệp. Đồ thị chu kỳ kinh tế tương đồng phần nào với đồ thị chứng khoán, vì thế, biểu đồ của thị trường chứng khoán thường đi trước một bước so với biểu đồ chu kỳ kinh tế của một đất nước, cụ thể như sau:

Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái thì thị trường chứng khoán đã đến bước chạm đáy;

Đến khi nền kinh tế chạm đáy thì thị trường chứng khoán lại khởi sắc và tăng nhẹ;

Lúc giá trị thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất, thì nền kinh tế mời chỉ bước vào giai đoạn phục hồi;

Và khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất thì chứng khoán lại bước vào giai đoạn suy thoái và đi xuống.

Dựa theo mối quan hệ này, các nhà phân tích và đầu tư có thể dự đoán được những xu hướng tiếp theo và xác định thời điểm mua/bán hợp lý, chọn lọc được các mã cổ phiếu có tiềm năng phù hợp để đầu tư. Mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà nước sẽ đề ra những chính sách kiểm soát hỗ trợ, một số ngành nghề sẽ có sự tăng trưởng nổi bật.

Các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới có thể tham khảo lựa chọn mã chứng khoán theo lĩnh vực nào phù hợp với chu kỳ kinh tế dựa vào các gợi ý sau đây:

Khi nền kinh tế ở giai đoạn đáy

Ở giai đoạn này, các nhóm ngành như: Tài chính ngân hàng, logistic… sẽ được nhà nước hỗ trợ, bơm tiền để phục hồi. Các ngành nghề này khỏe mạnh sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành khác. Thế nên khi nền kinh tế ở giai đoạn đáy, chúng ta nên lựa chọn các mã bluechip thuộc lĩnh vực như: Ngân hàng, chứng khoán, vận chuyển logistic… thì sẽ có khả năng thắng cao.

Các ngành nghề ưu thế trong giai đoạn phục hồi

Tại giai đoạn này, các ngành thuộc lĩnh vực: Công nghệ, xây dựng, vật liệu, công nghiệp… có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ thế nên các nhà đầu tư thông minh thường sẽ lựa chọn mã cổ phiếu nằm trong những ngành này thì sẽ có cơ hội sinh lời hấp dẫn.

Khi nền kinh tế đến giai đoạn đỉnh

Khi nền kinh tế hưng thịnh, đời sống người dân dư dả thì sẽ có nhu cầu cao về du lịch, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe… Thế nên những ngành về trang sức, kim loại, năng lượng, du lịch, y tế… thường có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà đầu tư nên chú ý đến những cổ phiếu nằm trong các ngành trên để nghiên cứu đưa vào danh mục đầu tư.

Các mã chứng khoán phù hợp với giai đoạn kinh tế suy thoái

Ở giai đoạn thì, hầu như đầu tư vào lĩnh vực nào cũng không có lợi. Nhà đầu tư có thể cân nhắc các nhóm ngành được hưởng lợi từ sự suy thoái như: ngân hàng, bất động sản…

Có thể nói thị trường chứng khoán luôn luôn biến động nhưng nhà đầu tư có thể dự đoán được phần nào dựa vào việc nắm rõ chu kỳ kinh tế và những đặc điểm của từng giai đoạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, mối liên hệ giữa hai thị trường

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, kiến thức về thị trường chính là nền tảng của việc đầu tư. Nhà đầu tư ...

Cổ phiếu quỹ là gì? Điều kiện để mua bán giao dịch cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ không còn là một khái niệm quá xa lại đối với các nhà đầu tư. Tùy vào tình hình hoạt động và ...

Khái niệm về GNP, cách tính và ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế

Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai chỉ số GNP và GDP. Trong bài viết này, sẽ giải thích giúp ...

Diệp Quỳnh