Tìm hiểu chỉ báo Bollinger Bands, cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Cập nhật: 15:06 | 26/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Bollinger Bands là một công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật để đo lường biến động của thị trường.

Chỉ báo Bollinger Band là gì?

Chỉ báo Bollinger Band hay còn gọi là dải Bollinger được hình thành từ đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn giá. Cấu tạo của chỉ báo này gồm 3 phần chính là:

Đường giữa (Middle Band): chính là đường trung bình động MA (Moving Average), lấy theo giá đóng cửa của 20 giai đoạn gần nhất.

Tìm hiểu chỉ báo Bollinger Bands, cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Dải trên (Upper Band): được tính bằng đường trung bình động MA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Dải dưới (Lower Band): được tính bằng đường trung bình động MA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Thông thường, chỉ báo Bollinger Bands để xác định xu hướng của thị trường, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại của xu hướng đó. Ngoài ra, Bollinger Bands cũng giúp trader xác định thị trường có đang trong giai đoạn đi ngang, hay đang bắt đầu cho một giai đoạn tích lũy. Đây là thời điểm “làm khó” rất nhiều chỉ báo khác như Stochastic, MACD, RSI,… Dựa vào các phân tích này các nhà đầu tư sẽ đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.

Công thức tính chỉ báo Bollinger Band

Công thức tính Bollinger Band khá đơn giản. Như đã đề cập ở trên, cấu tạo Bollinger gồm 3 dải nên cách tính như sau:

Dải giữa chính là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.

Dải trên = SMA20 ngày + (2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày)

Dải dưới = SMA20 ngày – (2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày)

Để hiểu rõ hơn về công thức chỉ báo Bollinger Band, các bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Giả sử bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại là 154,95; độ lệch giá trong 20 ngày là 1,5 và giá trị SMA là 95. Từ các dữ liệu trên, áp dụng công thức ta có:

Dải giữa = 95

Dải trên = 95 + (2 x 1,5) = 98

Dải dưới = 95 – (2 x 1,5) = 92

Dải Bollinger Bands siết chặt

Dải bollinger bands siết chặt là khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới đường SMA thu hẹp hay còn gọi là hiện tượng “ thắt nút cổ chai”, giá cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Chứng sỹ cho rằng đây là một dấu hiệu cho biết giá sẽ biến động mạnh trong tương lai và có thể xuất hiện cơ hội giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên trong trường hợp này dải bollinger bands không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm.

Tìm hiểu chỉ báo Bollinger Bands, cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Dải Bollinger Bands bứt phá

Thông thường 90% giá sẽ biến động ở giữa 2 band trên và dưới. Dải bollinger bands bứt phá khi giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới, cho thấy sự biến động lớn của giá cổ phiếu. Tuy nhiên cũng giống như dài Bollinger bands siết chặt chỉ báo không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm.

Tìm hiểu chỉ báo Bollinger Bands, cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật

Cách sử dụng Bollinger Bands

Bollinger bands đặc biệt hữu ích để xác định xem một cổ phiếu đang bị mua quá mức hay bán quá mức.

Khi giá cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.

Khi giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn biên độ, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Những hạn chế của Bollinger Band

Đầu tiên, hạn chế của Bollinger Band nếu chỉ sử dụng riêng lẻ. John Bollinger cũng khuyên bạn nên kết Bollinger Bands với 2 hoặc 3 chỉ báo không tương quan khác, thay vì xem chúng như một hệ thống giao dịch độc lập. Thông thường cách kết hợp Bollinger Bands và RSI rất được các trader khác ưa chuộng.

Thứ hai, không dự đoán được xu hướng đột phá giá. Hạn chế này được xem là một điểm trừ khá lớn của Bollinger Band. Vì nó chỉ có thể cho biết được xu hướng biến động thị trường hiện tại, tương lai. Thế nhưng trong việc dự đoán xu hướng phá vỡ giá thì nó lại phải chịu bó tay.

Thứ ba, không định lượng được thời điểm quá mua và quá bán kết thúc: Dù có dự đoán được thị trường ở trạng thái nào, những chỉ báo này lại không thể xác định được khi nào xảy ra thời điểm kết thúc. Nhà giao dịch cần phải đặt thêm lệnh Stop loss trong trường hợp giá bị lệch hướng. Dù có dự đoán đúng thì cũng nên đặt Stop loss vì các dự đoán về giá không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Vì vậy, các trader luôn phải lên sẵn những phương án và chiến thuật phòng bị có thể xảy ra.

Thứ tư, Bollinger Band không cho biết sức mạnh của xu hướng hiện tại. Đây là một trong những hạn chế đáng ngạc lớn của dải Bollinger trong phân tích kỹ thuật. Một số trader áp dụng một cách “trập khuôn” nguyên tắc vào lệnh mua khi giá phá vỡ dải thấp và vào lệnh bán khi giá phá vỡ dải trên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đây có thể là tình huống cực kỳ rủi ro, đặc biệt là khi thị trường phát triển một xu hướng mạnh mẽ và giá bắt đầu “walking the bands”. Loại xu hướng này sẽ tạo ra một mức giá cực đoan mới cho các trader.

Cuối cùng, nếu thị trường ở trạng thái dao động quá mạnh hay quá nhanh. Khi đó, mọi dự đoán mà chỉ báo đưa ra sẽ không còn chính xác.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về lợi nhuận trước thuế và công thức tính

Lợi nhuận trước thuế được xem là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp khi nhà đầu tư tìm hiểu và quyết định ...

Tìm hiểu lệnh MP, cách đặt lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều lệnh để giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch ...

Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là số liệu không thể thiếu trong bất kỳ báo cáo kinh doanh nào. Nắm được số liệu này sẽ giúp cho ...

Trâm Trâm (t/h)