Sức khỏe:

Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em? Cách phòng tránh bệnh sởi

Cập nhật: 12:00 | 17/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sởi (còn được gọi là ban đỏ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh là virus sởi, được tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nước tiểu. Người lớn lẫn trẻ em đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ có độ tuổi trước khi đi học hoặc người không được chủng ngừa sởi.

tim hieu benh soi o tre em cach phong tranh benh soi

Lợi ích tuyệt vời của đậu Hà Lan

tim hieu benh soi o tre em cach phong tranh benh soi

5 loại thực phẩm này không nên ăn quá nhiều kẻo nguy hiểm

tim hieu benh soi o tre em cach phong tranh benh soi

Những điều cần biết khi chăm trẻ sơ sinh

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua các chất tiết của mũi, họng,… khi bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Nếu phát hiện con có các triệu chứng bất thường như ho nhiều, sốt cao, biếng ăn, sau khi phát ban vẫn tiếp tục sốt, mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh sởi để đưa bé đi bệnh viện kịp thời.

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường, sởi có thể điều trị đơn giản và có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp, sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sởi có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm não ở trẻ em, gây co giật, thậm chí tử vong.

tim hieu benh soi o tre em cach phong tranh benh soi
Sởi có khả năng gây biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Lây truyền

Sởi là một bệnh rất dễ lây lan: trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh. Giai đoạn lây bệnh mạnh nhất là giai đoạn viêm long, virus lây bệnh qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng ít mắc bệnh do được mẹ truyền kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai và sữa mẹ. Kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Do vậy, tiêm ngừa sởi thường được thực hiện từ tháng thứ 9.

Biểu hiện lâm sàng: Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày. Đây là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh. Tuy nhiên, do thời gian ủ bệnh kéo dài, nên virus sởi từ người mang mầm bệnh đã có thể lây cho người khác từ giai đoạn này.

- Giai đoạn khởi phát (còn gọi là giai đoạn viêm long)

Đây là thời kỳ dễ lây nhất, kéo dài 4 -5 ngày. Bệnh nhân sốt nhẹ 38-38,5oC hoặc sốt cao 39-40oC, kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp.

Biểu hiện viêm long là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh sởi, bao gồm: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy, khám họng có thể thấy các hạt Koplik. Hạt Koplik là những chấm trắng nhỏ nổi trong niêm mạc má màu đỏ, sung huyết đối diện với răng hàm thứ nhất. Những nốt này biến mất nhanh trong vòng 12-18 giờ sau khi xuất hiện.

- Giai đoạn phát ban

Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không ngứa hoặc ít ngứa, không có mủ. Trong vòng 2-3 ngày ban lan ra toàn thân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất. Ban có khuynh hướng dính kết lại, nhưng xen kẽ có những khoảng da lành không bị tổn thương nằm giữa những vùng không bị phát ban.

Trong các thể nhẹ, ban thưa thớt, không lan đến chân. Trong trường hợp nặng, ban dày gần như toàn bộ da, ngay cả bàn tay bàn chân. Đôi khi có cả ban xuất huyết và có thể kèm theo xuất huyết ở mũi, miệng, ống tiêu hóa.

Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, nhưng khi ban lan đến chân thì nhiệt độ giảm. Ngoài ra còn có biểu hiện: hạch cổ và hàm có thể bị sưng lên, lách to.

- Giai đoạn hồi phục:

Thông thường sởi lặn theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm đen trên mặt da được gọi là vết vằn da hổ và ho có thể kéo dài. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, toàn trạng hồi phục dần nếu không có biến chứng. Cần theo dõi sát dấu hiệu của bệnh.

Bệnh sởi có khả năng gây suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch rất nhanh, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Những trường hợp bệnh nhẹ không cần phải nhập viện, gia đình sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà. Trẻ bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ học, chườm mát hoặc có thể dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và đầy đủ dinh dưỡng (đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin A để tránh khô mắt. Hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y hoặc các loại thuốc khác mà không có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều… cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.

tim hieu benh soi o tre em cach phong tranh benh soi
Tiêm phòng là cách tốt nhất để tăng cường khả năng kháng sởi cho bé (Ảnh minh họa)

Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh sởi. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng 7- 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là đi điều trị triệu chứng.

Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạn chế bớt những khó chịu mà bệnh sởi gây ra, không có tác dụng điều trị. Tùy sức đề kháng của từng người, cơ thể sẽ có “đối đầu” với virut gây sởi theo cách của riêng mình. Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sởi tốt nhất.

Sau khi được 12 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm phòng vắc-xin MMR, vắc-xin phòng ngừa Rubella, sởi, quai bị. Mũi tiêm thứ hai sẽ tiếp tục khi bé đươhc 18 tháng tuổi. Nếu lỡ mất thời gian tiêm phòng của con, bạn nên đưa bé đi khám để được tiêm mũi nhắc lại.

Mẹ cũng nên chắc rằng mình cũng được tiêm phòng đầy đủ hai mũi vắc-xin ngừa sởi. Mẹ bầu và những người có hệ miễn dịch yếu không nên tiêm phòng MMR.

Kim Ngưu

Tin liên quan