Tiếp tục thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA

Cập nhật: 09:32 | 03/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Kể từ khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực (từ 1/8/2020), Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EU đạt 7,3 tỷ USD trong khi nhập khẩu khoảng 3,7 tỷ USD...

Tiếp tục thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại điểm cầu Hà Nội

Chiều ngày 2/12, Cuộc họp trực tuyến giữa đại diện Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu (EP) về tình hình triển khai Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã diễn ra với nội dung chủ yếu là thông tin về tình hình triển khai Hiệp định EVFTA, kết quả đạt được và tiến độ triển khai những cam kết trong Hiệp định.

Tại cuộc họp, hai bên đánh giá cao quan hệ thương mại song phương Việt Nam - EU thời gian qua, đặc biệt là kết quả đạt được từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và thị trường EU đạt kết quả khả quan: Xuất khẩu đạt 29,44 tỷ USD; nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD trong đó kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (từ 1/8/2020), Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đạt 7,3 tỷ USD; nhập khẩu đạt khoảng 3,7 tỷ USD.

Các nghị sĩ EP đánh giá cao việc Việt Nam triển khai đúng tiến độ trong việc xây dựng và nội luật hóa các cam kết trong Hiệp định. Nhấn mạnh EVFTA là hiệp định có tính bao trùm, hai bên cho rằng cần tăng cường hợp tác, đồng hành để thúc đẩy thực thi Hiệp định hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hai bên cũng trao đổi thông tin về kế hoạch thành lập các Nhóm Tư vấn nội địa (DAG), thúc đẩy thương mại và phát triển bền vững.

Trước đó, tại Hội nghị bàn tròn về "Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA" do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) và Eurocham tổ chức trung tuần tháng 11 vừa qua.

Đại sứ EU tại Việt Nam - ông Giorgio Aliberti cho biết, số hóa trong vài năm qua trở thành xu hướng lớn trên thế giới. Chính đại dịch COVID-19 làm phát triển xu thế này hơn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Vào tháng 10/2020, EU đã thông qua chiến lược về số hóa. Rất nhiều hạ tầng cho số hoá được tạo ra, tương đương 120 tỷ USD ở EU sẽ được đem lại nhờ các hoạt động liên quan đến kinh tế số. EU sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi áp dụng công nghệ số này.

Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất hấp dẫn. Hàng ngày, hàng tuần các bộ, ngành của Việt Nam đều đề cập rất nhiều đến chuyển đổi số, điều này cho thấy Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Viêt Nam có nhiều lợi thế, đó là đội ngũ kỹ sư có trình độ cao để có thể phát triển kinh tế số trong tương lai.

Ông Giorgio Aliberti cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên sử dụng EVFTA như nền tảng để cải thiện môi trường kinh doanh. Trong EVFTA dành hẳn một chương về thương mại điện tử bàn về ngành bán lẻ, logistics...

"Chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số. Với những thay đổi này, các quy trình sẽ trở nên ít phức tạp hơn, ít tốn thời gian hơn. Và EVFTA chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để hai bên cùng thắng".

Đại sứ EU cũng thông tin, trong năm vừa qua, EU đã thực hiện trên 2.300 dự án đầu tư ra nươc ngoài trong đó có nhiều dự án phát triển hạ tầng, hướng tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao nhiều hơn. Việt Nam cần phải đáp ứng tiêu chuẩn của EU trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng một số tiến bộ công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao của EU.

TS. Carsten Schitteck, Tham tán thương mại, phái đoàn EU tại Việt Nam cũng cho rằng, trong EVFTA có chương riêng về thương mại điện tử, đây là cơ hội đem lại nền kinh tế số và chuyển đổi số của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam và EU cùng nhau bắt tay để làm việc đó. EVFTA có hiệu lực, nhiều thông tin được chia sẻ hơn.

Cả Việt Nam - EU phải phát triển hơn nữa hạ tầng số ở đất nước của mình. Chúng ta có nhiều dữ liệu chung để sử dụng hơn. Từ đó doanh nghiệp hai nước có thể thay đổi bộ máy cũng như mô hình sản xuất của mình để làm hài lòng khách hàng hai bên.

Đặc biệt, ông tham tán thương mại còn nhấn mạnh, giao dịch thương mại hiện vẫn phải có tài liệu giấy tờ như về chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch, kiểm tra chuyên ngành...

"Nên chăng, chúng ta đưa công nghệ số vào các thủ tục này, để loại bỏ bớt giấy tờ, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp?". Việt Nam có thể tiên phong trong vấn đề này hoặc yêu cầu các hãng vận chuyển đến Việt Nam sẵn sàng chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ điện tử.

Kinh tế số đang là ưu tiên của EU, đây cũng là chủ đề xuyên suốt của các ngành. Hiện các đàm phán song phương của Việt Nam và EU điều khoản cụ thể về thương mại số được đưa vào một chương của EVFTA. Các cam kết loại bỏ nhưng rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động online và offline mang lại hiệu quả nhất, có giá trị pháp lý như nhau. Song EVFTA có thể được sử dụng như một cơ hội để chúng ta đi xa hơn nữa, đem lại kết quả tốt hơn những gì trong hiệp định đề cập.

Chỉ số môi trường kinh doanh Việt Nam đạt cao nhất kể từ dịch COVID-19

Việc EVFTA được đưa vào triển khai là một phần quan trọng trong quyết định đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp châu ...

Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lạc quan nhất từ khi có dịch

Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của EuroCham tại Việt Nam quý III ghi nhận mức cao nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát ...

TS. Võ Trí Thành: Ít nhất từ nay đến tháng 6/2021 không phải thời của bất động sản đầu cơ

Theo ông Thành, hãy đầu tư dài hạn và cẩn trọng với đòn bẩy tài chính (dù tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi). 4 ...

Quân Vương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm