Tiếp tục lỗ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2021, Vietnam Airlines nâng lỗ lũy kế xấp xỉ 1 tỷ USD

Cập nhật: 11:59 | 03/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo báo cáo tài chính mới đây của Vietnam Airlines cho thấy, lợi nhuận sau thuế quý 4/2021 ghi nhận lỗ 1.184 tỷ đồng, cả năm 2021 lỗ 13.337 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của Hãng hàng không quốc gia là âm 21.978 tỷ đồng, qua đó ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu là 22.143 tỷ đồng.

5624-vietnam-airlines

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với một số tín hiệu khả quan nhưng vẫn trong xu hướng tiêu cực.

Cụ thể doanh thu quý cuối năm tăng thêm 1.000 tỷ so với cùng kỳ lên mức hơn 9.200 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động chung vẫn rất khó khăn khi kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp bị âm 1.100 tỷ đồng (cải thiện so với con số âm gần 2.100 tỷ của cùng kỳ).

Các điểm sáng khác là doanh thu tài chính tăng đáng kể 5 lần lên gần 750 tỷ, đồng thời chi phí bán hàng giảm mạnh 45% còn gần 250 tỷ và lợi nhuận khác tăng 35% lên 460 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại chi phí tài chính tăng 10% lên 312 tỷ, phần lỗ từ các liên doanh cao gấp đôi cùng kỳ ở mức 123 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 12% lên 493 tỷ đồng.

Với các biến động trên Vietnam Airlines tiếp tục ghi lỗ trước thuế ở mức 1.076 tỷ đồng, tuy nhiên con số này đã giảm rất đáng kể so với mức lỗ 2.810 tỷ của cùng quý cuối năm 2020.

5646-loi-nhuan-vietnam-airlines

Lũy kế cả năm 2021, hãng hàng không quốc gia vẫn ghi nhận doanh thu sụt giảm 31% về quanh 28.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 2008 đến nay. Chi phí giá vốn quá cao khiến doanh nghiệp lỗ gộp gần 10.500 tỷ đồng.

Mặc dù có sự tích cực trong các hoạt động tài chính, giảm đáng kể chi phí bán hàng nhưng không thể giúp Vietnam Airlines có sự cải thiện nào. Doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục hơn 13.000 tỷ, trong khi năm liền trước chỉ lỗ gần 11.000 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán bị âm 21.979 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu.

Việc vốn chủ sở hữu vẫn còn là con số dương hơn 500 tỷ đồng là nhờ hãng bay này được Quốc hội thông qua gói giải cứu lớn. Theo đó công ty thực hiện đợt tăng vốn 7.961 tỷ đồng trong tháng 9/2021, riêng SCIC nộp tiền mua cổ phần khoảng 6.880 tỷ đồng.

Sau phương án trên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vẫn là cổ đông lớn nhất chiếm 55,2% vốn, tiếp đến là SCIC có 31,14% cổ phần và Tập đoàn ANA là 5,62%.

Ngoài biện pháp tăng vốn thì Chính phủ cũng đồng ý cấp gói hỗ trợ tín dụng tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho hãng hàng không lớn nhất cả nước với lãi suất 0%.

Tại thời điểm cuối năm 2021, Vietnam Airlines vẫn duy trì quy mô tổng tài sản rất lớn đạt hơn 63.000 tỷ đồng. Quy mô nợ vay chỉ tăng nhẹ lên mức quanh 34.800 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, bất chấp việc hồi phục mạnh mẽ từ thị trường chung, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines vẫn lình xình ở ngưỡng 2x.xxx. Đóng cửa phiên giao dịch đầu tháng 4, cổ phiếu HVN nhích nhẹ 0,6% lên 25.050 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,9 triệu đơn vị.

5727-co-phieu-hvn
VCSC: Định giá cổ phiếu hàng không giảm đáng kể nếu giá dầu duy trì trên 100 USD/thùng trong 3 năm tới

Theo VCSC, hãng hàng không chi phí thấp VietJet sẽ bắt đầu báo cáo lợi nhuận dương trong mảng vận tải vào năm 2022, trong ...

Vietnam Airlines (HVN): Cổ phiếu giảm sàn phiên giao dịch bổ sung, thiết lập kỷ lục “khủng” về thanh khoản

Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines giảm hết biên độ trong phiên giao dịch ngày 19/11/2021, khối lượng khớp lệnh đạt vô cùng lớn đã ...

Cổ phiếu Vietnam Airlines vào diện kiểm soát vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ

Kể từ 3/11, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines sẽ chỉ được giao dịch vào buổi chiều.

Trang Nhi (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm