Tiếp tục gỡ khó tại các gói cứu trợ COVID-19

Cập nhật: 06:59 | 26/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Trước đây, khi dịch bệnh bùng phát, rất nhiều doanh nghiệp muốn tiếp cận gói 16.000 tỷ đồng hay gói 62.000 tỷ đồng nhưng điều kiện quá khắt khe, thủ tục phức tạp nên hầu hết chưa tiếp cận được.

1944-cx
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 154 và Quyết định 32 nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ tiếp cận gói vay ưu đãi 16.000 tỷ đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Theo đó, Nghị quyết 154 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Nghị quyết 32 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 15 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch với các điều kiện đã bớt khắt khe hơn trước.

Cụ thể, doanh nghiệp có doanh thu quý I/2020 giảm so với quý IV/2019 (từ 20% trở lên) hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm ngoái sẽ được vay không tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho người lao động. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 12/2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Doanh nghiệp sẽ trực tiếp lập hồ sơ vay, tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay vốn, gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội để hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Đặc biệt, Quyết định 32 cũng nêu rõ trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay của người sử dụng lao động, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ phê duyệt cho vay; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Trước đây, khi dịch bệnh bùng phát, rất nhiều doanh nghiệp muốn tiếp cận gói 16.000 tỷ đồng hay gói 62.000 tỷ đồng nhưng điều kiện quá khắt khe, thủ tục phức tạp nên hầu hết chưa tiếp cận được.

Đến hết tháng 9/2020, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn nhưng sau đó doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động nên không còn nhu cầu nữa.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động là do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục 1 tháng nên không đủ điều kiện được phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.

Bên cạnh việc Chính phủ tháo gỡ điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ, nhiều ngân hàng thương mại cũng đang đẩy mạnh việc giảm lãi suất cho vay nhằm giúp doanh nghiệp sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị cho mùa làm ăn cuối năm. Đặc biệt, các ngân hàng đang tích cực triển khai những biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả do mưa lũ theo yêu cầu mới đây của Ngân hàng Nhà nước.

Ngành du lịch và dệt may nhận được hỗ trợ nhiều nhất trong dịch COVID-19

PGS. TS Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, trong các gói hỗ trợ COVID-19 vừa qua, tỷ lệ doanh ...

8 tháng đầu năm: Hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, 17,6 triệu người giảm thu nhập

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang tăng nhanh khi trong ...

Gói hỗ trợ lần 2 cần thực chất

Sau nửa năm thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do Covid-19, nhiều mục ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm