Thương vụ giá trị cao sẽ không thể thanh toán qua ví điện tử?

Cập nhật: 13:46 | 27/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Theo dự thảo thông tư mới, hạn mức giao dịch của một cá nhân sẽ bị giới hạn ở mức 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, qua các kênh thương mại điện tử như: A Đây Rồi hay Sendo, các sản phẩm có mức giá hơn 20 triệu đồng không ít, phổ biến nhất là các tour du lịch Châu Á, Châu Âu, đặt cọc xe VinFast, hay các dòng Smart TV QLED… Như vậy, những thương vụ giá trị cao này sẽ không thể thanh toán qua ví điện tử?  

thuong vu gia tri cao se khong the thanh toan qua vi dien tu Sẽ có thêm một ví điện tử mới tại Việt Nam?
thuong vu gia tri cao se khong the thanh toan qua vi dien tu Kinh doanh ví điện tử - Khó cho người dùng lẫn doanh nghiệp
thuong vu gia tri cao se khong the thanh toan qua vi dien tu Lo ngại chi phí tốn kém và thủ tục phiền hà khi sử dụng ví điện tử

Một trong những vấn đề được quan tâm góp ý là nội dung về hạn mức giao dịch của ví điện tử. Cụ thể, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân (bao gồm giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử sang ví điện tử khác và giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp) tối đa là 20 triệu đồng/ngày.

Hạn mức giao dịch một tháng giới hạn ở mức 100 triệu đồng.

Với tổ chức, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.

Hiện tại có 29 tổ chức không phải ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có những cái tên "quen mặt" với người dùng như GrabPay by Moca, Momo, VinID (vừa mua lại People Care sở hữu ví MonPay), ví của FPT (SenPay), VNPT…

Bên cạnh việc thanh toán điện, nước, thanh toán tại cửa hàng, chuyển tiền ví - ví, nhiều ví cũng đã tích hợp với các kênh thương mại điện tử. Khách hàng mua hàng trên A Đây Rồi có thể thanh toán qua Momo; mua trên Shopee, Now có thể thanh toán qua Airpay; Sendo thanh toán qua SenPay…

thuong vu gia tri cao se khong the thanh toan qua vi dien tu
Thương vụ giá trị cao sẽ không thể thanh toán qua ví điện tử?. Ảnh minh họa

Đặt cọc VinFast, mua tour đi Hàn, làm sao thanh toán bằng ví điện tử?

Dạo một vòng các kênh thương mại điện tử như A Đây Rồi hay Sendo, các sản phẩm có mức giá hơn 20 triệu đồng không ít, phổ biến nhất là các tour du lịch Châu Á, Châu Âu, đặt cọc xe VinFast, hay các dòng Smart TV QLED… Tour đi Nhật Bản bán bởi Viettravel trên A Đây Rồi có giá gần 36 triệu đồng. Đặt cọc VinFast Smart Tivi QLED 4K Samsung 55 Inch QA55Q65RAKXXV trên Sendo bán với giá gần 31 triệu đồng. Trên Shopee, Tivi Sony UHD 4K 49 inch KD 49X8500F có giá hơn 25 triệu đồng.

Nếu áp cứng theo quy định của dự thảo, những thương vụ giá trị cao này rồi đây sẽ không thể thanh toán qua ví điện tử . Khách hàng chỉ có thể thanh toán qua thẻ tín dụng, ATM (qua cổng Napas), hoặc thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD). Tuy nhiên, việc thanh toán tiền mặt với số tiền vài chục triệu đồng khá bất tiện cho cả người mua lẫn shipper.

Thử mua một sản phẩm TV giá hơn 20 triệu đồng trên Shopee, phương thức thanh toán chỉ có một lựa chọn duy nhất là Thẻ Tín dụng/Ghi nợ. Ví AirPay cũng sẽ không thể dùng thanh toán cho những đơn hàng thế này.

Vì sao phải đặt hạn mức 20 triệu đồng/ngày?

Theo bản so sánh dự thảo thông tư sửa đổi với Thông tư 39/2014/TT- NHNN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, lý do quy định cụ thể về hạn mức giao dịch đối với Ví điện tử của cá nhân và tổ chức nhằm giảm thiểu rủi ro về lợi dụng Ví điện tử để rửa tiền, thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, phù hợp với mục đích sử dụng dịch vụ Ví điện tử là phục vụ thanh toán các giao dịch nhỏ, lẻ.

Liên quan đến tính phù hợp của hạn mức này, vị lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam đề nghị nếu như có dịp, có thể tổ chức một hội thảo quy mô nhỏ hơn, mời các đơn vị bán hàng trực tuyến đến để họ cho ý kiến hạn mức giao dịch ra sao.

Đại diện của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội - đơn vị bán vé tàu hỏa - cũng bày tỏ quan ngại về hạn mức trên. Hiện công ty đã liên kết với 8 đơn vị, trong đó có 4 đơn vị là thanh toán thu hộ, 4 đơn vị là ví điện tử.

Đại diện từ Momo cũng cho biết, trước đây giao dịch qua ví Momo chưa nhiều nhưng kể từ năm 2018, giao dịch đã tăng mạnh gấp 3 lần. Nếu áp dụng hạn mức 100 triệu đồng/tháng trong vài năm tới có thể sẽ không phù hợp.

Chính sách làm ra cần mang tính phổ thông, không thể đặt vấn đề sau này sẽ mua xe Mercedes qua ví điện tử

Sẽ đề xuất nạp tiền vào ví điện tử không qua tài khoản ngân hàng

Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN về quan điểm đã cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông ủng hộ báo cáo trình thí điểm Mobile Money.

"Cái này thì chưa quyết định, tôi cũng không đủ thẩm quyền quyết định, nhưng chắc chúng tôi cũng làm báo cáo tương tự đối với ví điện tử về việc nạp tiền không qua tài khoản ngân hàng".

"Còn quyết hay không thì thẩm quyền của tôi không thể quyết định được, nhưng sẽ làm báo cáo đầy đủ về ví điện tử. Nếu được nạp tiền vào ví không qua tài khoản ngân hàng, lúc ấy sẽ có một câu chuyện mới mẻ hoàn toàn", ông Dũng nói.

Văn Khương