Thủ tướng yêu cầu Lai Châu quy hoạch và khai thác hiệu quả tiềm năng đất hiếm

Cập nhật: 09:39 | 20/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Lai Châu sớm lập quy hoạch và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất hiếm.

Sáng 19/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đến nay và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu Lai Châu quy hoạch và khai thác hiệu quả tiềm năng đất hiếm
Thủ tướng yêu cầu ngành dịch vụ phải có đột phá, trong đó tiếp tục tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng gồm cả vật liệu xây dựng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, trong đó có đất hiếm và nước khoáng. Toàn tỉnh có 169 mỏ, điểm quặng hoặc khoáng.

Thời gian qua, Việt Nam đang đẩy nhanh tìm kiếm công nghệ, mở rộng khai thác đất hiếm với mục tiêu đến năm 2030 đạt hơn hai triệu tấn quặng mỗi năm. Lai Châu cùng Lào Cai là hai địa phương trọng điểm đẩy mạnh khai thác đất hiếm.

Lai Châu có mỏ đất hiếm Đông Pao lớn nhất Việt Nam với 132 ha, ngoài ra còn mỏ Bắc Nậm Xe và Nam Nậm xe.

Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh cho biết đã chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư dự án khai thác, chế biến mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe với tổng công suất 400.000-600.000 tấn mỗi năm quặng nguyên khai.

Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, 44 triệu tấn; kế đến là Việt Nam 22 triệu và Brazil 21 triệu tấn.

Phát biểu tại cuộc làm việc hôm nay, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, hoàn thành tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Lai Châu tới cửa khẩu Ma Lù Thàng "ngắn nhất và sớm nhất". Mục tiêu là chuẩn bị xong thủ tục tuyến đường trong năm 2024.

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý bố trí vốn đầu tư hầm đường bộ qua đèo Khau Cọ giữa Lào Cai và Lai Châu dài 1,7 km. Sân bay Lai Châu cần đánh giá kỹ khả năng hợp tác công tư nếu có hiệu quả.

Sâm Lai Châu sẽ được đưa vào chương trình phát triển sâm Việt Nam với diện tích 3.000 ha.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Điện lực phối hợp với Lai Châu khai thác tốt hơn hệ thống thủy điện trên địa bàn với tổng công suất khoảng 3.000 MW, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế-xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ gợi ý địa phương chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là với lúa chất lượng cao, cao su, mắc ca, quế, dược liệu... Cao nguyên Sìn Hồ cần đẩy mạnh du lịch tạo động lực mới.

Lai Châu nằm nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, rộng 9.000 km2, dân số gần 500.000. Tỉnh có đường biên giới dài 265 km với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); có cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

GRDP Lai Châu bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 3,91%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 47,2 triệu đồng, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2020.

Phiên giao dịch ngày 20/11/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ...

Nhận định chứng khoán ngày 20/11: VN-Index có thể test lại ngưỡng hỗ trợ 1.085-1.090 điểm

Sau 3 phiên giao dịch tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index giảm 24,3 điểm đạt 1.101,2 điểm (-2,2%) trong phiên 17/11. CTCK nhận định, ...

Thị trường chứng khoán ngày 20/11/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Cổ phiếu họ Vin kéo chỉ số, VN-Index quay đầu giảm trở lại; Cổ phiếu nhà Nova Group lên sàn 7 phiên giảm 6 phiên; ...

Lưu Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm