Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6,8% trong năm 2020

Cập nhật: 11:19 | 21/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch".

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020

Kinh tế Việt đã vững nhưng chất lượng lao động chưa mạnh

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020

Trung ương thảo luận Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020

Các vị đại biểu trong lễ chào cờ trước phiên khai mạc kỳ họp sáng 21/10

Với tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Mô hình tăng trưởng đã giảm dần sự phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín dụng.

Dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2016. Bội chi ngân sách năm 2019 là 3,4% GDP, nợ công giảm còn 56,1% GDP, giảm 5,5% so với 2016.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng khoảng 7,9%. Năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu. Việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; tỷ lệ nợ xấu nội bảng còn 1,91%; bảo đảm an toàn hệ thống.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ nhìn nhận, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng vẫn tồn tại những yếu tố chưa vững chắc, như giải ngân đầu tư công chậm, tái cơ cấu nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu... Những tồn tại này do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, trong đó một bộ phận cán bộ, công chức còn quan liêu, kỷ cương buông lỏng. "Xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra tại không ít cơ quan, đơn vị", ông nhận xét.

Báo cáo trước Quốc hội, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2020. Cụ thể:

Về kinh tế, Thủ tướng cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuấ khẩu dưới 3%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.

Về xã hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%.

Về môi trường, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.

Theo Thủ tướng, để đạt được những mục đích này, Việt Nam cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Chính sách tiền tệ phải chủ động, linh hoạt nhưng thận trọng, phối hợp hiệu quả với chính sách tài khoá và các chính sách khác.

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội sáng 21/10

Việt Nam cần tăng cường kỷ luật tài chính – NSNN, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên…

Việt Nam cũng cần cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu dựa vào tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Thủ tướng cũng nhắc đến việc phải đẩy mạnh cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động; tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng cần huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền.

Việt Nam cần phát triển hạ tầng số trên nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại. Đồng hành cùng thế giới đưa mạng 5G vào hoạt động với thiết bị sản xuất trong nước; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi sang nền kinh tế số…

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Trước đó, tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu điểm lại những nội dung quan trọng tại kỳ họp.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, hiện nay, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm. Cạnh tranh chiến lược, xung đột lợi ích giữa các quốc gia gia tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước tình hình thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.

Tuy vậy tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục đạt được kết quả khá toàn diện, tăng trưởng đạt khá cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt. Các cán cân của nền kinh tế được cải thiện. Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ những chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội đề ra, tạo tiền cơ sở vững chắc để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là kỳ họp cuối năm, chương trình nghị sự của kỳ họp này gồm nhiều nội dung quan trọng. Trên cơ sở đánh giá khách quan toàn diện về những kết quả đạt được, thẳng thắng nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại, Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp có cơ sở khoa học phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, chăm lo cuộc sống của nhân dân, kiên quyết kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước.

Cụ thể, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; đồng thời, xem xét, quyết định Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

Tiếp theo, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 04 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 09 dự án luật khác. Đặc biệt là việc xem xét, thông qua dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ tạo khung pháp lý thúc đẩy thị trường lao động phát triển; bảo đảm tốt hơn và hài hòa quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động… nhằm đổi mới, tổ chức, sắp xếp bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hoàn thiện.

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020 Thành công của một nền kinh tế mở...

TBCKVN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà giảm tốc, chu kỳ kinh doanh sắp kết thúc và nguy cơ nổ ...

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020 Dự báo thị trường căn hộ tại các quận Hà Nội: Tâm điểm ở Gia Lâm, Đông Anh

TBCKVN - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội - Đỗ Thu Hằng vừa đưa ra dự báo các quận Hà ...

thu tuong phan dau tang truong gdp khoang 68 trong nam 2020 Thúc đẩy kinh tế vùng núi phía Bắc: Cần ưu tiên một số dự án trọng điểm giao thông

Kết cấu hạ tầng giao thông vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã cải thiện vượt bậc sau 15 năm thực hiện Nghị ...

Quốc Trung

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm