Thống đốc NHNN: Nợ xấu cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67 đã ở mức báo động

Cập nhật: 08:11 | 07/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, đến thời điểm hiện tại, dư nợ cho vay tàu theo Nghị định 67 hiện còn gần 10.500 tỷ đồng, song đáng lo là nợ xấu đã lên tới 33%.

thong doc nhnn no xau cho vay dong tau theo nghi dinh so 67 da o muc bao dong

Kết quả hoạt động toàn hệ thống ngân hàng quý III/2019

thong doc nhnn no xau cho vay dong tau theo nghi dinh so 67 da o muc bao dong

Ông Hà Ngọc Hải sẽ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN

thong doc nhnn no xau cho vay dong tau theo nghi dinh so 67 da o muc bao dong

Quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng tỏ ra lo lắng khi nợ xấu cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) đã ở mức báo động.

Thực tế, từ cuối năm 2018, khi nợ xấu cho vay 67 ngày càng tăng, NHNN đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và bàn bạc với các địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ. Mới đây nhất, ngày 30/10/2019, sau khi làm việc với các địa phương, Bộ, ngành, NHNN đã báo cáo Thủ tướng và đề nghị các giải pháp căn cơ để triển khai Nghị định 67 một cách bền vững.

thong doc nhnn no xau cho vay dong tau theo nghi dinh so 67 da o muc bao dong
Ảnh: Nguồn Internet

Theo đó, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho người vay (thực tế hầu hết các khoản nợ cho vay tàu 67 đã được các ngân hàng cơ cấu nợ), ưu tiên thu hồi nợ gốc. Dù vậy, nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh mạnh.

Vì vậy, NHNN đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát phát triển tàu cá gắn với phát triển nguồn lợi thủy sản, tổ chức lại hoạt động khai thác trên biển theo hướng bền vững hơn.

Thống đốc cũng cho biết, NHNN đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh tập trung phối hợp với ngành ngân hàng rà soát lại các trường hợp nợ xấu liên quan đến tàu 67. Theo đó, với các trường hợp khó trả nợ do hoàn cảnh bất khả kháng, ngân hàng và Chính phủ tiếp tục hỗ trợ. Tuy nhiên, với các trường hợp cố tình chây ì, UBND các tỉnh cần tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để đẩy mạnh thu hồi nợ.

Ngoài ra, NHNN cũng đang phối hợp tích cực với Bộ NN&PTNT xây dựng cơ chế chuyển đổi chủ tàu 67, hướng dẫn các chính sách bổ sung về hỗ trợ lãi suất với chủ tàu mới. Hiện nay, nhiều ngân hàng muốn thanh lý tàu 67 để thu hồi nợ nhưng chưa có quy định nên không thể tiến hành.

Việc xử lý nợ xấu liên quan đến tàu 67 thời gian tới còn nhiều khó khăn, vì vậy, Thống đốc đề nghị các bộ, ngành, nhất là UBND các tỉnh hỗ trợ ngành ngân hàng hơn nữa để triển khai.

Ngân hàng Nhà nước cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng đã có từ cuối năm 2018. Trong đó, tập trung phối hợp với ngành ngân hàng để rà soát các trường hợp. Những trường hợp bất khả kháng thì tiếp tục hỗ trợ để cùng với ngành ngân hàng cơ cấu lại nợ. Những trường hợp khác có biểu hiện ỷ lại, chây ỳ thì cũng phối hợp với ngành ngân hàng để tiến hành thu hồi nợ.

“Đối với ngành ngân hàng, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu. Đặc biệt, có các giải pháp để xử lý chênh lệch giữa giá trị thực tế của tàu được định giá lại và dư nợ của chủ tàu cũ ở thời điểm bàn giao. Hướng dẫn bổ sung các giải pháp để hỗ trợ lãi suất đối với chủ tàu mới khi nhận lại toàn bộ khoản nợ vay, bao gồm cả nợ quá hạn và nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Các giải pháp này đòi hỏi các bộ, ngành, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố và ngành ngân hàng sẽ phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới để triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu.

Thu Hoài