Thị trường gạo thế giới đang chịu sức ép từ chi phí vận chuyển

Cập nhật: 16:26 | 11/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Hầu hết gạo trên thế giới đều bắt nguồn từ châu Á và mặt hàng này đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Trong khi đó, tại Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu, việc sản lượng giảm có thể buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu từ nước ngoài.

Giá tiêu hôm nay 11/7/2022: Hoạt động xuất khẩu dự báo chững lại

Giá cà phê hôm nay 11/7/2022: Dứt đà giảm, thị trường cà phê bật tăng?

Xuất khẩu cao su tháng 6/2022 bật tăng mạnh mẽ

Theo bộ phận nghiên cứu của công ty Kasikornbank Pcl, năng suất tại Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới có thể giảm. Trong khi đó, tại Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu, việc sản lượng giảm có thể buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu từ nước ngoài. Trung Quốc lo lắng về tác động của sâu bệnh đối với mùa màng, còn tại Ấn Độ lại đang phụ thuộc vào yếu tố thời tiết có thuận lợi hay không.

Hầu hết gạo trên thế giới đều bắt nguồn từ châu Á và mặt hàng này đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực. Trước ngược với sự tăng vọt của giá lùa mì và ngô sau khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ, giá gạo thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện, thị trường đang theo dõi diễn biến tại Ấn Độ, nơi đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả thế giới. Trước đó, Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mì trong bối cảnh thế giới đang trông chờ vào nước này để giảm bớt sự khan hiếm nguồn cung khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ. Người ta lo ngại rằng gạo có thể tiếp theo trong danh sách các mặt hàng lương thực tăng giá, mặc dù triển vọng của điều đó phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Cho đến nay gió mùa đang tiến triển bình thường.

Hiện tại, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung trong khu vực. Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn ở Thái Lan cho biết giá phân bón kỷ lục sau khi căng thẳng Nga - Ukraine nổ ra là một bước ngoặt đối với nông dân nước này và việc bón ít chất dinh dưỡng cho cây trồng sẽ làm giảm năng suất vào thời điểm nhu cầu ở nước ngoài tăng cao.

Philippines dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm trong năm nay do giá phân bón tăng cao. Chính phủ cũng lo lắng về lạm phát lương thực tăng vọt, bao gồm cả giá gạo, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn chi tiêu khoảng 16% thu nhập cho ngũ cốc thiết yếu.

Trung Quốc, nước trồng lúa lớn nhất thế giới, đã cảnh báo tỷ lệ sâu bệnh cao hơn trong vụ mùa năm nay, với một số tỉnh báo cáo diện tích bị ảnh hưởng tăng gần 10%. Một số quốc gia sản xuất gạo lớn khác cho biết chi phí vận chuyển và sản xuất cao là những thách thức, ngay cả khi xuất khẩu tăng trong nửa đầu năm.

Thông tin ghi nhận, giá gạo hôm nay (11/7) tại thị trường trong nước tại An Giang có một số thay đổi khi điều chỉnh tăng - giảm trái chiều tại hai giống lúa, gạo được khảo sát. Theo đó, lúa OM 5451 giảm 50 đồng/kg xuống mức 5.900 - 6.000 đồng/kg. Lúa OM 18 tăng 100 đồng/kg, hiện thu mua trong khoảng giá 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Các giống lúa khác trong bảng khảo sát tiếp tục đi ngang trong hôm nay. Cụ thể, lúa IR 50404 giữ mức 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Hoa 9 chững lại khi neo trong khoảng 6.200 - 6.300 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.

Giá các loại nếp hôm nay giữ nguyên không đổi. Trong đó, nếp AG (tươi) có giá là 6.000 - 6.100 đồng/kg, nếp Long An (khô) thu mua với giá 7.600 đồng/kg, nếp ruột vẫn neo tại mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg và nếp AG (khô) chững lại với giá 7.500 - 7.600 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm chững lại sau phiên điều chỉnh tuần trước. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 - 8.850 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 - 8.750 đồng/kg; cám khô 9.200 - 9.250 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang không ghi nhận điều chỉnh mới. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều giữa các địa phương. Tại Sóc Trăng, giá nhiều loại lúa giảm nhẹ như: TS24 có giá 8.300 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; Đài Thơm 8 là 6.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 5451 là 6.700 đồng/kg; giảm 100 đồng/kg.

Trong khi đó, tại Hậu Giang, giá lúa lại tăng ở một số loại như: IR 50404 là 6.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; RVT là 8.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; trong khi đó OM 18 giữ ổn định 6.800 đồng/kg.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương