Thị trường chứng khoán Việt sẽ tiếp tục rung lắc trước áp lực chốt lời

Cập nhật: 08:28 | 21/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp với mức tăng nhẹ và thanh khoản tiếp tục ở mức cao. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/4, chỉ số VN-Index tăng 7,7 điểm (+0,61%) lên 1.268,28 điểm; HNX-Index tăng 0,73 điểm (+0,25%) lên 296,48 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,38%) xuống 81,68 điểm.

Thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn gia tăng so với phiên trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 23.996 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch 955 triệu cổ phiếu. Độ rộng thị trường là tiêu cực với 312 mã tăng, 115 mã tham chiếu, 380 mã giảm.

Thị trường tăng điểm trong toàn bộ thời gian phiên hôm nay, nhưng áp lực chốt lời trong phiên chiều đã khiến mức tăng bị thu hẹp lại đáng kể.

FPT (+1,7%), MWG (+3,7%), VCB (+4,6%), VNM (+3,3%), VHM (+3,9%), VJC (+1,4%), VRE (+1,9%) là những cổ phiếu lớn tăng điểm đáng chú ý nhất phiên hôm nay, trong đó VHM (+3,9%) có lúc tăng trần trước khi đóng cửa phiên với mức tăng bị thu hẹp. Tương tự, VCB (+4,6%) cũng có lúc tăng gần hết biên độ nhưng áp lực bán mạnh cuối phiên khiến cổ phiếu đóng cửa ở mức giá 103.000 đồng. Ở chiều ngược lại, CTG (-1,2%), HPG (-1%), MSN (-1,5%), REE (-1,3%), VIC (-0,6%), POW (-0,8%), VPB (-0,1%), TCB (-1,1%) là những cổ phiếu lớn giảm điểm đáng chú ý.

2609-chung-khoan-viet
Hình minh họa

Cũng trong phiên này, khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường khi nối dài chuỗi bán ròng. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 47,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.973 tỷ đồng, trong khi bán ra 53,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.527 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 5,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 554,4 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị giảm 26% so với phiên trước và ở mức 550,3 tỷ đồng, tương ứng giá trị bán ròng là 5,4 triệu cổ phiếu. Sau 5 phiên giao dịch vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 3.700 tỷ đồng.

VHM vẫn bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị gần 343 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM cũng bị bán ròng 130 tỷ đồng. CTG và HPG đều bị khối ngoại bán ròng trên 100 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 66,6 tỷ đồng. VIC và NVL được mua ròng lần lượt 58 tỷ đồng và 44 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 5,5 tỷ đồng, giảm 60% so với giá trị bán ròng của phiên trước, tương ứng khối lượng 297.018 cổ phiếu.

Hai cổ phiếu ngành chứng khoán là VND và BVS chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HNX với lần lượt 3,6 tỷ đồng và 1 tỷ đồng. Trong khi đó, đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX là IDV nhưng giá trị chỉ là 786 triệu đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng trở lại 1,4 tỷ đồng sau chuỗi 7 phiên bán ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng 20.850 cổ phiếu. ACV được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 14,7 tỷ đồng. SIP và MML đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 14,8 tỷ đồng. VEA cũng bị bán ròng 3,9 tỷ đồng.

Theo SHS, áp lực chốt lời gia tăng mạnh trong phiên 20/4 đã thu hẹp đáng kể mức tăng của VN-Index, từ mức đỉnh 1.286 điểm đạt được trong phiên để kết phiên ở mức 1.268 điểm. Giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay cũng đạt mức kỷ lục mới với gần 24.000 tỷ đồng trên VN-Index và HNX-Index. Rõ ràng là bên mua và bên bán đang giằng co quyết liệt tại đây.

Với việc thị trường đóng cửa được trên ngưỡng 1.250 điểm trong hai phiên liên tiếp, nên chúng tôi cho rằng xác suất để thị trường nối dài sóng tăng 5 lên ngưỡng 1.325 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4) hoặc chuyển sang sóng điều chỉnh a với target quanh 1.135 điểm (fibonacc retracement 50% sóng tăng 5) là ngang nhau.

Trong phiên giao dịch tiếp theo 22/4, thị trường có thể tiếp tục rung lắc trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên 28/1-2/2 và nhà đầu tư ngắn hạn mua vào trong các phiên 24/3-26/3 đã chốt lời trong tuần trước nên đứng ngoài quan sát thị trường. Những nhà đầu tư vẫn còn nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 có thể tiếp tục trong thời gian tới có thể áp dụng chiến lược trailing stop theo đường trung bình 20 ngày hiện quanh ngưỡng 1.225 điểm, nếu thủng ngưỡng này thì nên bán ra.

Diễn biến khó lường về đại dịch COVID-19 khiến chứng khoán Mỹ đỏ lửa hai phiên liên tiếp

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/4 đồng loạt đi xuống khi kết quả kinh doanh khả quan không thể thúc đẩy các chỉ số đang ở gần đỉnh lịch sử. Trong khi đó, số ca dương tính COVID-19 tăng cao trên toàn cầu khiến nhà đầu tư lo ngại về triển vọng hồi phục kinh tế.

Chốt phiên giao dịch ngày 20/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 256 điểm, tức 0,8%, và đóng cửa ở mức 33.821 điểm. Dẫn đầu đà giảm là Boeing và Nike, đều mất hơn 4%. Tương tự, chỉ số S&P 500 mất 0,7% và kết phiên ở 4.135 điểm. Không nằm ngoài xu hướng, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,9% còn 13.786 điểm. Đây là phiên đi xuống thứ 2 liên tiếp của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ. Vào phiên 19/4, Dow Jones và S&P 500 cùng giảm 0,4%, Nasdaq sụt 1%.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 20/4/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như AAA, TCH, BSI, VHM… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Khối ngoại bán ròng gần 560 tỷ đồng phiên 20/4, cổ phiếu Bluechips tiếp tục bị chốt lời

Bất chấp việc VN-Index lập đỉnh mới trong phiên ngày 20/4/2021, khối ngoại vẫn tiếp tục diễn biến bán ròng với tổng giá tị gần ...

Tân An