Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hưởng lợi từ quá trình hồi phục và ổn định kinh tế vĩ mô

Cập nhật: 11:50 | 13/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Mặt bằng định giá P/E của VN-Index đang giao dịch quanh 17.x - mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực đang là những điểm nhấn thuận lợi cho thị trường.

5016-chyng-khoan-9898

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho thấy diễn biến dịch bệnh phức tạp sẽ tiếp tục cản trở quá trình phục hồi kinh tế. Mặc dù vậy, các chỉ báo dự báo sớm tăng trưởng kinh tế tháng 1 như PMI, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đang hồi phục tích cực cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan. GDP 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng đạt 6 - 6,5%.

Agriseco chỉ ra một số điểm tích cực về vĩ mô trong tháng 1 gồm lạm phát tháng 1 tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát do nhu cầu tăng cao dịp Tết nguyên đán và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp trong nửa đầu năm 2022 nhờ sức cầu tiêu dùng yếu và giá thịt lợn vẫn thấp hơn so với đầu năm 2021.

4039-chyng-khoan-lyi
Lạm phát vẫn ở mức thấp và trong tầm kiểm soát (Nguồn: GSO, Agriseco Research).

Theo nhóm phân tích, thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản đang được hưởng lợi từ quá trình hồi phục và ổn định kinh tế vĩ mô. Mặt bằng định giá P/E của VN-Index đang giao dịch quanh 17.x - mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn so với các thị trường chứng khoán khác trong khu vực đang là những điểm nhấn thuận lợi cho thị trường.

Một số cơ hội đầu tư rút ra từ kinh tế vĩ mô tháng 1 như việc Quốc hội đã thông qua Chương trình phục hồi và kích thích kinh tế với quy mô 347.000 nghìn tỷ đồng (khoảng 5% GDP).

Gói kích thích tập trung vào việc giảm lãi suất cho vay, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế và hỗ trợ doanh nghiệp. Agriseco Research đánh giá một số nhóm ngành kỳ vọng được hưởng lợi trực tiếp nếu đề án được thông qua gồm: bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, y tế.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI mới và vốn thực hiện đều tăng trở lại sẽ tạo đà tăng trưởng trong năm 2022 khi Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn FDI. Điều này sẽ tạo cơ hội tăng trưởng dài hạn cho nhóm bất động sản khu công nghiệp.

Nền kinh tế mở cửa trở lại có thể tác động tích cực đến nhóm bán lẻ, hàng không dịch vụ, cảng biển. Các nhóm ngành này dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2022.

Mặt khác, xuất khẩu được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhờ kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh. Điều này tạo ra nhiều tiềm năng cho các nhóm xuất khẩu chủ lực như: sơ, xợi, dệt may; gỗ; cao su; sắt thép; thủy sản.

HOSE chính thức lên tiếng về việc ngừng cung cấp thông tin giao dịch tự doanh

Trước thông tin lan truyền vào buổi chiều phiên giao dịch cuối tuần qua (11/2) về việc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) ...

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 2/2022

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) ra báo cáo phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 14-18/2: Dòng tiền quay trở lại, VN-Index bứt phá

Sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã giảm 5 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần với sự dè dặt khi khối lượng ...

Hoàng Quyên