Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chuyển sang sóng điều chỉnh

Cập nhật: 16:58 | 18/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã đồng loạt đi lên trước những lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam không mấy tích cực, dù chỉ số VN-Index tăng nhẹ nhưng sắc đỏ lan rộng ra các nhóm cổ phiếu và khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hàng nghìn tỷ đồng.

Kết thúc tuần giao dịch từ 12-16/4, chỉ số VN-Index tăng 7,05 điểm (+0,6%) lên 1.238,71 điểm; HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,2%) xuống 293,11 điểm; UPCoM-Index cũng giảm 1,22 điểm (-1,47%) xuống 81,79 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước đó do hệ thống được cải thiện và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 24.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 28,6% lên 106.702 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 30,1% lên 4.571 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 15,5% lên 17.068 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 14,4% lên 988 triệu cổ phiếu.

Thị trường tăng nhẹ trong tuần qua khi chỉ một vài nhóm ngành có mức tăng mạnh, trong khi đa số các ngành khác đều chịu áp lực chốt lời và giảm.

Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh nhất với 5,2% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của các trụ cột trong ngành con bất động sản như VIC (+14,5%), VHM (+2,1%), NVL (+20%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức tăng 1,2% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu như HPG (+10,2%), HSG (+4,3%), NKG (+3,4%)...

Ở chiều ngược lại, các nhóm ngành khác đều giảm như dầu khí (-4,8%), tiện ích cộng đồng (-3,3%), công nghiệp (-3,2%), công nghệ thông tin (-3%), dịch vụ tiêu dùng (-2%), dược phẩm và y tế (-1,3%), ngân hàng (-1,4%), hàng tiêu dùng (-0,8%).

5516-ttck-viet
Hình minh họa

Cũng trong tuần qua, giao dich của khối ngoại diễn biến khá tiêu cực khi họ quay trở lại bán ròng rất mạnh. Cụ thể, dòng vốn này mua vào 182,7 triệu cổ phiếu, trị giá 8.232 tỷ đồng, trong khi bán ra 226 triệu cổ phiếu, trị giá 10.517 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 43,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 2.285 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại đến 2.465 tỷ đồng sau 2 tuần mua ròng liên tiếp trước đó, tương ứng khối lượng bán ròng là 44,6 triệu cổ phiếu.

VHM bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị lên đến 1.100 tỷ đồng. Đứ thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE là VNM với 392 tỷ đồng. CTG và GAS bị bán ròng lần lượt 331 tỷ đồng và 244 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột khác như HPG, BID, VPB... đều nằm trong danh sách bán ròng mạnh của khối ngoại. Đáng chú ý chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 bất ngờ bị khối ngoại bán ròng 151 tỷ đồng. Trong khi đó, NVL đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 405 tỷ đồng. VIC đứng sau với giá trị mua ròng là 357 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF nội khác là FUESSVFL và FUEVFVND được khối ngoại mua ròng mạnh với lần lượt 227 tỷ đồng và 114 tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán tuần từ 19-23/4/2021: Xu hướng giảm chiếm ưu thế

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần biến động khá mạnh. Sau đà giảm mạnh đầu phiên sáng, VN-Index tưởng chừng như ngược ...

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 231 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 3,5 triệu cổ phiếu. VND bất ngờ được khối ngoại mua ròng đột biến với 268 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VCS với chỉ 7,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, APS bị bán ròng mạnh nhất với 14,7 tỷ đồng. SHS và PVS bị bán ròng lần lượt 7,8 tỷ đồng và 5,2 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 51,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng là 2,1 triệu cổ phiếu. QNS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 24 tỷ đồng. MCH đứng sau với giá trị mua ròng cũng ở mức gần 22 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP bị bán ròng mạnh nhất sàn này với gần 61 tỷ đồng. BSR và ACV bị bán ròng lần lượt 24,4 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.

Theo giới phân tích đến từ Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, thị trường có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp với mức tăng nhẹ và thanh khoản lập kỷ lục mới khi mà hệ thống giao dịch được cải thiện cho thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư đối với thị trường trong giai đoạn này.

Trong tuần qua cũng chứng kiến việc VN-Index giằng co và rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.250 điểm. Nhưng cuối cùng thì VN-Index đã thất bại trước ngưỡng 1.250 điểm trong phiên cuối tuần sau khi đã hai lần kết phiên trên ngưỡng này trong ngày 12/4 và 14/4.

Một điểm đáng lưu ý nữa là độ rộng thị trường, ngoại trừ một số bluechip trong nhóm bất động sản và thép nâng đỡ chỉ số thì hàng loạt các nhóm ngành khác đều bị chốt lời và giảm trong tuần qua.

Trên góc độ sóng elliot, VN-Index có khả năng đã kết thúc sóng tăng 5 trong tuần qua để chuyển sang sóng điều chỉnh a với target gần nhất là quanh ngưỡng 1.135 điểm (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5). Nên trong tuần giao dịch tiếp theo 19/4-23/4, xu hướng giảm có thể chiếm ưu thế.

Nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên 28/1-2/2 và nhà đầu tư ngắn hạn mua vào trong các phiên 24/3-26/3 đã chốt lời trong tuần qua nên đứng ngoài quan sát thị trường, chờ đợi những nhịp điều chỉnh sâu hơn để tham gia trở lại. Những nhà đầu tư vẫn còn nắm giữ cổ phiếu và kỳ vọng sóng tăng 5 có thể tiếp tục trong thời gian tới có thể áp dụng chiến lược trailing stop theo đường trung bình 20 ngày hiện quanh ngưỡng 1.215 điểm, nếu thủng ngưỡng này thì nên bán ra.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất các sàn giao dịch chứng khoán tuần từ 12 - 16/4

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 7,05 điểm (+0,57%) lên 1.238,71 điểm nhờ hỗ lực từ cổ phiếu VIC, nhóm thép và cổ phiếu ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 19-23/4/2021: Xu hướng giảm chiếm ưu thế

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần biến động khá mạnh. Sau đà giảm mạnh đầu phiên sáng, VN-Index tưởng chừng như ngược ...

Tuệ An