Thị trường chứng khoán ngày 08/11: Kết phiên sáng VN-Index không giữ được đà tăng, châu Á trái chiều

Cập nhật: 13:12 | 08/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau những phút hưng phấn đầu phiên, áp lực chốt lời dần xuất hiện khiến thị trường đảo chiều giảm điểm. Các Bluechips giảm điểm đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường. Chứng khoán thế giới lên sát đỉnh lịch sử.

thi truong chung khoan ngay 0811 ket phien sang vn index khong giu duoc da tang chau a trai chieu

Những cổ phiếu biến động mạnh nhất vào tháng 11 trong 3 năm trở lại đây

thi truong chung khoan ngay 0811 ket phien sang vn index khong giu duoc da tang chau a trai chieu

Thị trường chứng khoán ngày 08/11: Giữa phiên sáng VN-Index quay đầu tăng nhẹ

thi truong chung khoan ngay 0811 ket phien sang vn index khong giu duoc da tang chau a trai chieu

Thị trường chứng khoán ngày 08/11: Thông tin trước giờ mở cửa

Kết phiên sáng, trên sàn HoSE, VN-Index giảm 0,91 điểm tương đương 0,09% xuống mức 1023,12 điểm. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 136 mã giảm giá, 91 mã đứng giá tham chiếu.

Trên sàn HNX, HNX-Index tăng 0,46 điểm tương đương 0,43% lên mức 107,35 điểm. Toàn sàn có 41 mã tăng giá, 50 mã giảm giá, 57 mã đứng giá tham chiếu.

thi truong chung khoan ngay 0811 ket phien sang vn index khong giu duoc da tang chau a trai chieu
Ảnh minh họa

Tình trạng đảo trụ tiếp tục diễn ra tại nhóm VN30, qua đó khiến VN-Index liên tục rung lắc quanh mốc tham chiếu. Song điều không đổi ở nhóm chính là mức giảm 2% ở ROS và mức tăng hơn 2% ở HDB. VHM, BID, VIC kết phiên sáng là những lý do khiến chỉ số hiện sắc đỏ, đối trọng với những mã này là MSN, TCB, SAB.

Sự phân hóa vẫn diễn ra tại nhóm dệt may, song tại nhóm vẫn xuất hiện vài điểm sáng, cụ thể là TCM, TNG với mức tăng hơn 1%. Cả hai mã này đều đã trải qua một đợt điều chỉnh mạnh và hiện đang tích lũy trở lại tại những đáy cũ trong quá khứ. Tuy nhiên, với bức tranh kinh doanh không mấy khởi sắc trong 9 tháng đầu năm 2019 của ngành này với nhiều nguyên nhân đến từ vấn đề về quy tắc xuất xứ từ sợi và từ vải, sự gia tăng ở chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, dự kiến tình trạng phân hóa ở nhóm nói chung, và tình trạng đi ngang ở các cổ phiếu nói riêng sẽ còn tiếp diễn cho tới cuối năm khi 2 tháng là khoảng thời gian quá ít để các doanh nghiệp có điều chỉnh.

Diễn biến nhóm bất động sản khu công nghiệp tiếp tục cho thấy sự lạc quan khi đa số các mã điều chỉnh đều dưới 1%, trong khi ở chiều tăng có hàng loạt mã bứt phá như LHG, IDC, SNZ và VC3. VC3 hiện là điểm nhấn chính trong nhóm khi tăng gần 5% cùng thanh khoản lớn, mặt khác theo góc nhìn kỹ thuật, mã đã vượt khỏi đỉnh cũ tháng 12/2018 và xác nhận về một nhịp tăng mới trở lại ở mã này. Trong khi đó, đa phần các nhóm còn lại trên thị trường đều đang trong tình trạng phân hóa.

Chỉ số HNX-Index giành cả phiên sáng trên mốc tham chiếu, với trụ chính là ACB khi mã này đóng góp tới 0.47 điểm vào chỉ số, theo sau là SHS, PGS. Ở chiều giảm điểm, VCS, SEB và PHP là những tác nhân khiến sắc xanh của chỉ số bị thu hẹp.

Sản phẩm cao su hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.06%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.97%.

Khối ngoại mua ròng hơn 12 tỷ đồng trên sàn HoSE và hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VHM, VRE, HPG trên sàn HoSE. PVS, CEO. SHB, SHS là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

MSCI AC World tăng nhẹ lên 543,7 điểm, sát mức kỷ lục 550,63 điểm từng ghi nhận được vào tháng 1/2018. Trong đó, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,2% trong đầu phiên 8/11.

Nikkei 225 của Nhật Bản và NZX 50 của New Zealand lần lượt tăng 0,09% và 0,7%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt 0,04% và 0,3%.

Ở chiều ngược lại, Hang Seng của Hong Kong giảm 0,4%, trong khi Kospi của Hàn Quốc và ASX 200 của Australia đều giảm 0,2%. Tại Đông Nam Á, cổ phiếu tại Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia cũng đồng loạt giảm điểm.

Anh Khang T/h

Tin liên quan