Thị trường chứng khoán đi khác quy luật “đại khủng hoảng”

Cập nhật: 10:37 | 02/06/2020 Theo dõi KTCK trên

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc suy thoái của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2020 sẽ không tồi tệ như 2 cuộc đại khủng hoảng xảy ra vào năm 1929-1930 và 2008-2009, song vẫn sẽ là một cuộc suy thoái cần rất nhiều thời gian để phục hồi.

thi truong chung khoan di khac quy luat dai khung khoang

Một so sánh mới đây cho thấy, trong thời kỳ đại khủng hoảng 1929 - 1933, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chạm đáy vào ngày 8/7/1932, giảm 89% so với mức đỉnh vào tháng 9/1929, khiến TTCK trở thành thị trường giá xuống lớn nhất trong lịch sử phố Wall.

Phải mất 25 năm sau, tức đến tháng 11/1954, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được trọn vẹn những gì đã mất khi trở lại mức cao nhất năm 1929.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, chỉ số Dow Jones rớt hơn 50% từ mức đỉnh 14.164,53 điểm (vào ngày 9/10/2007) xuống 6.594,44 điểm (ngày 5/3/2009).

Mặc dù mức giảm này không phải lớn nhất trong lịch sử, nhưng cũng đủ sức nhấn chìm niềm tin và tài sản của rất nhiều nhà đầu tư.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu mang đến hệ lụy về một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên diện rộng.

Tuy nhiên, điều thú vị là trong vòng 4 tháng, từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020, chỉ số Dow Jones chỉ giảm 24%. Trên nhiều TTCK khác, mức độ suy giảm của chỉ số cũng nhẹ và đang phục hồi trở lại.

“Nhìn vào TTCK toàn cầu năm nay có thể thấy có giảm nhưng mức độ giảm rất nhẹ so với 2 cuộc đại suy thoái trong quá khứ. Tại sao khi các nền kinh tế có dấu hiệu của sự thu hẹp rất lớn và chưa biết điều gì sẽ xảy ra khi đại dịch chưa kết thúc, nhưng mức độ sụt giảm của TTCK lại không phản ánh tình trạng nghiêm trọng này?”.

Ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đặt câu hỏi như vậy tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính do IDG và VASB tổ chức mới đây.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, mức độ sụt giảm của TTCK trong đợt khủng hoảng hiện nay khác với 2 cuộc trước đó có nguyên nhân đầu tiên ở lý do tạo ra khủng hoảng.

Chẳng hạn, cuộc đại suy thoái 2008-2009 bắt nguồn từ khủng hoảng trên thị trường tài chính, tức là hệ thống tài chính bị phá vỡ từ bên trong, còn năm nay, khủng hoảng bắt nguồn từ dịch bệnh rồi tác động lan dần đến nền kinh tế thực, từ hệ thống cung ứng đến nhu cầu người tiêu dùng, đến tỷ lệ thất nghiệp…, từ đó TTCK chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp, nên mức độ ngấm và giảm sâu khác với cuộc khủng hoảng lần trước.

Lý do thứ hai, đối mặt với khủng hoảng lần này, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã can thiệp rất nhanh và mạnh để cứu nền kinh tế khỏi trượt sâu vào suy thoái. Các gói cứu trợ hàng ngàn tỷ USD được tung vào nền kinh tế khiến dòng tiền không bị căng, thậm chí trở nên rẻ hơn nhiều so với trước.

Hành động của các chính phủ và ngân hàng trung ương vừa củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, vừa tạo ra dòng tiền lỏng dồi dào và một phần trong đó có thể quay lại đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

“Trước đây, ngân hàng trung ương không được phép trực tiếp cho vay, không được phép trực tiếp can thiệp vào thị trường, ngoại trừ bằng các công cụ chính sách. Tuy nhiên, hiện tại, Fed có thể đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp bằng cách mua chứng khoán, mua các khoản nợ của doanh nghiệp. Ðây là giải pháp chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính thế giới”, ông Ngoạn nói.

Một điểm nữa khiến TTCK trong đợt khủng hoảng lần này khác biệt đó là doanh nghiệp nói chung bị tác động do nền kinh tế thực bị thu hẹp, song riêng đối với các doanh nghiệp công nghệ và tiêu dùng thiết yếu, đây là cơ hội bùng nổ và phát triển.

Khối doanh nghiệp này đóng góp vào sự cân bằng chỉ số trên các TTCK và làm giảm mức độ suy thoái của các nền kinh tế vì ảnh hưởng của đại dịch.

Các tổ chức tài chính quốc tế đang ứng dụng các giải pháp mang tính nền tảng để thoát khỏi suy thoái, đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Tháng 3 năm nay, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã thực hiện bước đi chưa từng có là tạm thời đóng cửa sàn giao dịch để chống lại sự lây lan của dịch Covid-19, chuyển sang giao dịch thuần điện tử lần đầu tiên kể từ khi thị trường mở cửa năm 1792.

Tại châu Á, sàn giao dịch Singapore (SGX) đã đặt ra kế hoạch sử dụng dữ liệu và AI để giúp các nhà giao dịch giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ, Công ty cổ phần FPT chia sẻ, dịch bệnh đã tạo ra nhiều đứt gãy, nhưng đồng thời lại là động lực thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ trong mọi mặt của đời sống, kinh doanh tại Việt Nam.

Ðứng trước tình hình khó khăn do sức mua giảm, nhiều hoạt động bị đình trệ, các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán và dịch vụ bảo hiểm bắt buộc phải tiến hành số hóa và chuyển đổi số để tác nghiệp theo cách mới. Những doanh nghiệp đi tiên phong trong xây dựng nền tảng công nghệ có khả năng trụ vững và tận dụng được cơ hội thị trường.

Các tổ chức tài chính không bị đứt gãy vì dịch bệnh là yếu tố quan trọng khiến dòng tiền không bị đứt gãy trên TTCK. Ðây cũng là một yếu tố khiến TTCK không suy giảm quá mạnh và quá nhanh như các cuộc đại khủng hoảng trước đó.

thi truong chung khoan di khac quy luat dai khung khoang Tin tức chứng khoán mới nhất 9h hôm nay 02/06/2020

KTCKVN - Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như ROS, VNM, NBB, HSG, TDG… được Tạp chí điện tử Kinh tế ...

thi truong chung khoan di khac quy luat dai khung khoang Chứng khoán Mỹ ngày 1/6: Nasdaq lên đỉnh cao 3 tháng

KTCKVN - Bất chấp diễn biến phức tạp liên quan đến các vụ biểu tình tại Mỹ, Phố Wall vẫn đồng loạt đi lên, trong ...

thi truong chung khoan di khac quy luat dai khung khoang Nhận định chứng khoán phái sinh 2/6: Phe Long chiếm ưu thế, rung lắc trước vùng cản 821 điểm?

KTCKVN - Các hợp đồng tương lai hầu hết đều tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 01/06/2020. Basis thu hẹp và đạt giá ...

Quỳnh Lê

Theo tinnhanhchungkhoan.vn