Thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tích cực trong năm 2022

Cập nhật: 08:16 | 27/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam được dự báo sẽ có những chuyển biến tốt, dự kiến doanh thu bảo hiểm tăng 18-20% với đóng góp chính đến từ bảo hiểm nhân thọ.

1420-bao-hiem-2022
Thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tích cực trong năm 2022 (Ảnh minh họa)

Thị trường thế giới nói chung sẽ chịu ảnh hưởng của 4 xu hướng chính là nhận thức tích cực về bảo hiểm sau dịch COVID-19, chuyển đổi số sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn từ xúc tác dịch COVID-19 và việc hợp tác với Fintech.

Ngoài ra, các xu hướng khác như chính sách bảo hiểm được thiết lập chuyên biệt hơn, giá và phí bảo hiểm có xu hướng tăng trên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến thị trường.

Các chuyên gia phân tích dự báo doanh thu bảo hiểm tại Việt Nam năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến tốt với động lực đến từ việc khung pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng sở hữu nước ngoài.

Trong năm 2022, thị trường bảo hiểm sẽ có những cơ hội để phát triển như việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và hoàn thiện Đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển tại Việt Nam và doanh thu từ các ngành hàng không, du lịch và vận tải được hồi phục.

Năm 2021, thị trường bảo hiểm tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng từ 4,4% GDP vào năm 2016 lên 6,9% GDP năm 2021.

Doanh thu thị trường bảo hiểm tăng trưởng cao và tương đối ổn định tuy quy mô còn khiêm tốn so với tiềm năng. Tổng doanh thu đạt 217.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, hoạt động liên kết ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, mang đến nguồn thu ngoài lãi đáng kể cho ngân hàng, cải thiện cơ cấu thu nhập, tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đối với công ty bảo hiểm, hoạt động này giúp họ được sử dụng hệ thống phân phối sẵn có của ngân hàng, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng mạng lưới riêng.

Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm đẩy mạnh chuyển đổi số với việc ra mắt các ứng dụng trên thiết bị di động bên cách việc cung ứng thông qua website trước đó.Lợi nhuận ròng của các công ty bảo hiểm niêm yết tăng khoảng 19% trong năm 2021, thấp hơn mức 27% của năm 2020. Sự tăng trưởng này do những yếu tố là doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng tốt, tỷ lệ bồi thường ở mức thấp và hoạt động Bancassurance.

Trên thế giới, các công ty bảo hiểm phải đối mặt với khó khăn nhưng cũng được hưởng lợi từ nhu cầu bảo hiểm tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là với lĩnh vực thương mại.

Theo Viện Nghiên cứu thuộc Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy Sĩ (SRI), tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn cầu phát sinh khoảng hơn 6,3 nghìn tỷ USD, tăng 3,4% YoY. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ toàn cầu tăng lần lượt 3,3% và 3,5%.

Đa dạng hoá nguồn thu giúp ngành ngân hàng đạt nhiều kết quả khả quan

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia ngân hàng cho rằng: “Tăng thu từ dịch vụ giúp đảm bảo ngân hàng sống khoẻ hơn, bền ...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7-13/5/2022

Từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam; chủ động ứng phó mưa lũ tại khu ...

Nhiều công ty bảo hiểm dự báo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2022

Theo báo cáo cập nhật ngành bảo hiểm mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tổng hợp kế hoạch kinh doanh năm 2022 ...

Phương Thảo

Tin liên quan