Thêm một ông lớn ngân hàng quốc doanh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%

Cập nhật: 15:27 | 30/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm với hạn mức trong phạm vi hạn mức hỗ trợ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước phân bổ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2023.

Thêm một ông lớn ngân hàng quốc doanh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%

Cụ thể, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin.

Trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Ngoài ra, đối tượng khách hàng được hỗ trợ lãi suất còn bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.

Khoản vay được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023 hoặc khi đến hết hạn mức hỗ trợ lãi suất. Mức hỗ trợ lãi suất là 2%/năm.

Hạn mức hỗ trợ lãi suất trong phạm vi hạn mức hỗ trợ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước phân bổ cho Vietcombank.

Trước đó, Agribank là ngân hàng đầu tiên chính thức thông báo triển khai hỗ trợ lãi suất 2%. Ngân hàng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên lãi suất vay thực tế áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2023 và đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023.

Ngân hàng sẽ dừng hỗ trợ lãi suất sau thời điểm 31/12/2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được NHNN thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, tính đến 20/5, tín dụng toàn ngành kinh tế tăng 7,66%, còn tính tới 27/5 ước tăng ,75%, tăng cao hơn gấp 2 lần cũng thời diểm năm 2021. Đáng nói, tín dụng tăng đều vào tất cả lĩnh vực của nền kinh tế chứ không phải dồn vào một vài lĩnh vực. Thậm chí, một số lĩnh vực gặp khó khăn thời gian qua lại có mức tăng trưởng tín dụng cao: tín dụng vận tải, du lịch, dịch vụ, vận tải tăng 8,25%, tín dụng công ngiệp phụ trợ tăng trên 7,6%...

Dòng vốn tín dụng tăng trưởng tốt và được điều hướng tích cực đã bù đắp đáng kể sự thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế.

“Việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% sẽ tạo hiệu ứng tích cực hơn cho việc tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tất nhiên, việc triển khai chính sách này cũng đặt thêm trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng trong đảm bảo nguồn cung ứng vốn”, Phó thống đốc khẳng định.

Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, ngân hàng thương mại trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP và theo thẩm quyền ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định.

Đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, ngay từ trong quá trình dự thảo, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực, chủ động phối hợp, bàn bạc rất kỹ lưỡng với các bộ, ngành, các ngân hàng thương mại thông qua rất nhiều cuộc họp cũng như lấy ý kiến bằng văn bản để xây dựng, hoàn thiện Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhằm sớm đưa chính sách hỗ trợ vào thực tiễn, với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế; đồng thời đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, hạn chế tối đa các sai phạm trong quá trình triển khai, quyết toán hỗ trợ lãi suất.

Có thể thấy chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là một giải pháp bổ sung, và thời gian tới sẽ song hành cùng với các giải pháp mà ngành ngân hàng đã, đang và sẽ triển khai (bao gồm cả chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội) nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả phía cung và cầu, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ theo hướng bền vững hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hàng loạt ngân hàng nâng lãi suất trên 7%/năm

Sau những đợt điều chỉnh liên tiếp, hàng loạt ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân lên trên 7%/năm. Đáng ...

Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức cao nhất trong đợt nới room tín dụng tới?

Tín dụng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, nên nhiều ngân hàng đã chạm trần hạn mức (room) tín dụng được Ngân hàng Nhà ...

Hai ái nữ nhà Chủ tịch OCB "sang tay" hơn 51 triệu cổ phiếu

Từ ngày 21-27/6, bà Mai Phương Paula bán ra 51,3 triệu cổ phiếu OCB trong khi bà Trịnh Mai Vân cũng mua vào lượng cổ ...

Minh Đức