Thế nào là vốn chủ sở hữu, phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ?

Cập nhật: 16:16 | 28/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không chỉ có vốn điều lệ. Ngoài việc đăng ký vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc tổ chức và duy trì hoạt động của doanh nghiệp cần có thêm cả vốn chủ sở hữu (VCSH).

Vốn chủ sở hữu

Trong Luật doanh nghiệp hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về vốn chủ sở hữu (Equity) của một doanh nghiệp. được hiểu là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn này thường do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này không phải là một khoản nợ. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.

Đây được xem như một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trả trước, phần còn lại sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Thế nào là vốn chủ sở hữu, phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ?
Hình minh họa - nguồn internet

Cách tính VCSH

Công thức:

VCSH = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp:

Tài sản ngắn hạn là tiền gồm có: tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển, tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý)…

Tài sản dài hạn bao gồm: các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác…

Nợ phải trả thường bao gồm các khoản như phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược, người mua ứng trước tiền hàng, phải trả phải nộp khác…

Ví dụ:

Một công ty sản xuất có một khoản đầu tư chứng khoán ước tính là 8 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật liệu hiện tại có giá trị là 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty sản xuất này là 2 tỷ đồng.

Hiện tại công ty đang nợ 4 tỷ đồng tiền vay để mua dụng cụ cho nhà máy, 300 triệu đồng tiền lương nhân viên, 3 tỷ đồng cho một nhà cung cấp bao bì cho hàng hóa.

của công ty được tính theo công thức như sau:

VCSH của công ty = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả) = (8 + 5 + 3 + 2) – (4+ 0,3 + 3) = 18 – 7,3 = 10,7 tỷ đồng

Phân biệt VCSH và Vốn điều lệ

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Khái niệm

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn VCSH do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh.

Vốn điều lệ thực chất là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu hay các thành viên trong công ty góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Cũng có thể nói vốn điều lệ là tổng mệnh giá của cổ phần đã bán hay được đăng ký mua khi thành lập nên công ty cổ phần.

Về chủ sở hữu

Người sở hữu VCSH có thể là cá nhân, Nhà nước hoặc các tổ chức tham gia vào góp vốn. Các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có đầy đủ quyền chiếm hữu định đoạt và chi phối đối với vốn chủ sở hữu.

Vốn điều lệ thuộc sở hữu các cá nhân, tổ chức đã góp hoặc cam kết góp vốn vào doanh nghiệp

Cơ chế hình thành

Được cấu thành bởi nhà nước, do doanh nghiệp góp vốn, do góp vốn cổ phần từ cổ đông cá nhân, bổ sung từ lợi nhuận để lại.

Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.

Đặc điểm

Nguồn VCSH của doanh nghiệp không phải là một khoản nợ. Lý do vì, VCSH được hình thành từ các các nhà đầu tư góp vốn hay chủ doanh nghiệp và hình thành từ kết quả kinh doanh.

Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, vốn điều lệ có thể được xem là một khoản nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa

VCSH phản ánh được các số liệu và tình hình tăng hay giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

Vốn điều lệ thể hiện được cho các nhà thấy được cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu còn là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong đầu tư đối với các nhà đầu tư góp vốn.

Những yếu tố tác động làm tăng – giảm VCSH

Theo thông tư 133 Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp được hạch toán phần vốn chủ sở hữu tăng hay giảm trong các trường hợp sau:

VCSH hữu giảm

VCSH giảm khi doanh nghiệp gặp các trường hợp:

Doanh nghiệp phải hoàn trả lại vốn góp cho đối tượng là chủ sở hữu vốn;

Giá cổ phiếu khi phát hành thấp hơn mệnh giá;

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hay giải thể;

Phải bù lỗ vào các hoạt động kinh doanh theo quy định các cấp thẩm quyền;

Khi các công ty cổ phần hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

VCSH tăng

VCSH tăng khi doanh nghiệp gặp các trường hợp:

Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp

Bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận trong kinh doanh hay từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá.

Giá trị của các khoản tài trợ, quà biếu hay tặng trừ đi khoản thuế phải nộp là số dương đồng thời được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng VCSH.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu những nguyên tắc đầu tư của huyền thoại William J. O'Nei

William O’Neil là một trong những nhà đầu tư thành công nhất nước Mỹ. Với phương pháp đầu tư CANSLIM, ông đã giúp hàng triệu ...

Tìm hiểu về chỉ số P/B, ý nghĩa của chỉ số P/B

Việc hiểu rõ được các chỉ số trong chứng khoán vô cùng quan trọng giúp phân tích và dự đoán sự tăng trưởng của loại ...

Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E

Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng ...

Trâm Trâm (t/h)