Thanh toán bằng tiền mặt vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam

Cập nhật: 11:00 | 30/11/2019 Theo dõi KTCK trên

Theo kết quả khảo sát, Việt Nam có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt là 79% và không dùng tiền mặt là 21%, xếp hạng thứ 5 trong khu vực.

thanh toan bang tien mat van duoc ua chuong tai viet nam

Hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân được qui định tối đa là 100 triệu đồng/tháng

thanh toan bang tien mat van duoc ua chuong tai viet nam

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng bằng thanh toán không dùng tiền mặt

thanh toan bang tien mat van duoc ua chuong tai viet nam

Thẻ Sacombank Visa tiếp tục dẫn đầu thị trường Việt Nam năm 2019

Tại hội thảo "Công nghệ về cách mạng số hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán thời đại 4.0" do HSBC Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Quản lý tiền mặt và thanh khoản của HSBC Việt Nam chỉ ra nguyên nhân khiến 90% giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Đó là do ở Việt Nam còn thiếu phương thức thanh toán trực tuyến, do lo ngại về an ninh mạng, không sử dụng thẻ ngân hàng... Vì thế, theo bà Hạnh việc đưa ra một giải pháp công nghệ đa kênh có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thanh toán... Đồng thời, có thể giúp khách hàng cá nhân không tốn nhiều thời gian để chờ đợi được thanh toán đơn hàng.

"Việt Nam đang là giai đoạn đầu của quá trình phát triển về phương thức thanh toán bằng số hóa và công nghệ, song có tiềm năng tăng trưởng rất lớn", bà nhìn nhận.

thanh toan bang tien mat van duoc ua chuong tai viet nam
Ảnh minh họa

Đồng tình quan điểm trên, Tiến sĩ Đinh Bá Tiến, Phó Tổng Giám đốc Payoo cho biết, công ty ông bắt đầu hoạt động từ 2008 - 2009 và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xin phép được hoạt động trong lĩnh vực fintech. Nhưng đến nay, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã có hàng trăm công ty Fintech hoạt động, trong đó có hơn 30 công ty được cấp phép. Hiện có nhiều nhà đầu tư mong muốn phát triển dịch vụ thanh toán. "Chúng tôi hy vọng trong vòng 3-5 năm tới, fintech sẽ phát triển mạnh hơn", ông Tiến nói.

Ông Jason Tan, đại diện HSBC châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng, cách mạng số hóa sẽ tạo ra cơ hội cho người dùng và cả với nhà cung cấp. Ông phân tích, Việt Nam hiện có tiềm năng để phát triển số hóa khi có 96,5 triệu dân, trong đó có 62 triệu tài khoản google; 66,7 triệu người sử dụng internet; 72% sử dụng điện thoại thông minh; 58 triệu tài khoản facebook...

Đại diện KPMG, ông Larry Campbell đánh giá, thế giới của các ngân hàng truyền thống đã được thay đổi. Vì thế, các nhà băng phải tạo ra nhiều giải pháp mới để giúp khách hàng và nắm bắt được cơ hội. Theo đó, hầu hết mọi công dân toàn cầu sẽ có một kỹ thuật số được kích hoạt bằng sinh trắc học của riêng mình. Công nghệ thanh toán sẽ làm giảm chi phí tài chính, tăng trải nghiệm xã hội.

Kết quả khảo sát thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trên do IDG ASEAN thực hiện tại 6 quốc gia ASEAN: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tính đến hết tháng 9/2019, Việt Nam có 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó phần lớn cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử.

Như vậy tại Việt Nam, thiếu phương thức thanh toán, lo ngại về an ninh mạng, không sử dụng thẻ tín dụng... nên 90% giao dịch tại Việt Nam vẫn được thanh toán bằng tiền mặt.

Hoài Dương