Thanh Hóa: Xã Vĩnh Hưng hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Cập nhật: 13:41 | 11/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Vĩnh Hưng là xã miền núi của huyện Vĩnh Lộc có xuất phát điểm thấp, lại là xã nằm trong vùng lũ của tỉnh Thanh Hóa nên việc bố trí, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, đầu tư phát triển kinh tế trang trại mở rộng quy mô sản xuất còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Thực hiện nhiệm vụ, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dưng Nông thôn mới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hưng đã xác định “đột phá” từ giao thông chính là “chìa khóa” để xây dựng NTM nâng cao đời sống nhân dân. Sau gần 10 năm đoàn kết nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay Vĩnh Hưng đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn NTM.

thanh hoa xa vinh hung hoan thanh chuong trinh muc tieu quoc gia ve xay dung nong thon moi

Mỏ hết hạn doanh nghiệp vẫn khai thác đất trái phép

thanh hoa xa vinh hung hoan thanh chuong trinh muc tieu quoc gia ve xay dung nong thon moi

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn

thanh hoa xa vinh hung hoan thanh chuong trinh muc tieu quoc gia ve xay dung nong thon moi

Giấy phép hết hạn, Công ty TNHH Tân Thành 1 vẫn ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép

thanh hoa xa vinh hung hoan thanh chuong trinh muc tieu quoc gia ve xay dung nong thon moi
Xã Vĩnh Hưng vinh dự đón nhận bằng công nhận về đích nông thôn mới

Vĩnh Hưng là xã miền núi của huyện Vĩnh Lộc cách trung tâm Thị trấn 7km về phía Đông Bắc. Toàn xã có 1454 hộ với 5.700 nhân khẩu, cả xã có 8 thôn, người trong độ tuổi lao động là 3.318 người. Trong đó lao động đã qua đào tạo là 2.218 người. Toàn xã có 271 đảng viên sinh hoạt ở 12 chi bộ, gồm 8 chi bộ thôn, 3 chi bộ trường và 01 chi bộ Trạm y tế. Đảng bộ là cơ quan lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị trong xã, nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm đạt 14,6 % thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 40,28 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 4,84%. Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn ngày càng được ổn định và nâng cao.

Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, Vĩnh Hưng gặp nhiều khó khăn vì xuất phát điểm thấp, lại là xã miền núi nằm trong vùng lũ của tỉnh nên việc bố trí, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, đầu tư phát triển kinh tế trang trại mở rộng quy mô sản xuất còn hạn chế. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, cơ giới hóa vào sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH, trong khi nguồn lực thực hiện chương trình còn nhiều bất cập, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để nhân rộng. Đặc biệt, diễn biến phức tạp của thời tiết gây ngập lụt trên diện rộng làm chậm tiến độ thi công các công trình, thiệt hại lớn cho cây trồng vụ mùa, vụ đông. Bên cạnh đó, diện tích đất canh tác nông nghiệp/ người tuy cao nhưng phần lớn là vùng trũng thấp...

Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, Vĩnh Hưng xác định “đột phá” từ giao thông chính là “chìa khóa” để nâng cao đời sống người nông dân và xây dựng NTM trên địa bàn. Theo Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng Trịnh Đức Đông, bắt đầu xây dựng NTM, xã đã chú trọng đầu tư xây dựng, củng cố hệ thống đường giao thông nông thôn, nhất là đường vào các vùng sản xuất. Bên cạnh đó xã còn có lợi thế là tuyến tỉnh lộ 522 đi qua có thể khai thác để phát triển kinh tế và sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, nhân dân, Vĩnh Hưng đã khơi dậy được sức mạnh toàn dân "Chung sức xây dựng NTM". Từ năm 2011 đến nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn xã đã được đầu tư xây mới và nâng cấp gần 48km đường giao thông các loại. Trong đó 6,5 km đường trục chính xã đi đường huyện; 12,944km đường liên thôn; 13,778km đường làng ngõ xóm; 15,41km đường nội đồng.

Xây dựng NTM, người dân giữ vai trò chủ thể vừa làm, vừa thụ hưởng do đó việc phát huy sự chủ động, tích cực tham gia của người dân được chú trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền trở thành cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, bám sát phương châm dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ. Do đó xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. Đầu tiên là việc chuyển đổi diện tích đất lúa các khu vực đồng trũng không hiệu quả sang mô hình trồng lúa cá. Việc tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại được chú trọng nên toàn xã đã có 14 trang trại, trong đó có 3 trang trại chăn nuôi lợn ngoại, 1 trang trại được nhà nước hỗ trợ. Từ thế mạnh của địa phương, năm 2010 cây ớt xuất khẩu được đưa vào trồng và cho thu nhập cao đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha và đây cũng là cây chủ lực của địa phương. Từ thành quả này, năm 2017 - 2018 còn có nhiều thôn tham gia chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ớt xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao...

thanh hoa xa vinh hung hoan thanh chuong trinh muc tieu quoc gia ve xay dung nong thon moi
Khuôn viên Công sở xã Vĩnh Hưng được đầu tư khang trang

Thực tiễn cho thấy, từ chỗ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, đa số nông dân trên địa bàn xã đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Thể hiện qua việc chủ động thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả như: nghề mộc; xây dựng, vận tải được khai thác. Xã có 4 hộ làm nghề mộc, 7 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, 6 hộ kinh doanh vận tải tạo nhiều việc làm cho người lao động, thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/tháng; có 2 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, 7 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, 2 HTX giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động với thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm còn vận động từ 10 - 15 lao động đi xuất khẩu nước ngoài gửi về cho gia đình nguồn ngoại tệ đáng kể để phát triển kinh tế gia đình...

Với những nỗ lực trên, thu nhập của người dân Vĩnh Hưng được nâng lên đáng kể. Từ 17 triệu đồng/người (năm 2012) lên hơn 40 triệu đồng (năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần qua các năm: 11,98% (năm 2018) còn 4,84% (năm 2019)... Qua đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Trong 10 năm xây dựng NTM, Vĩnh Hưng đã huy động được nguồn lực đáng kể, gần 423 tỷ đồng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phúc lợi phục vụ công tác an sinh xã hội. Riêng vốn cộng đồng dân cư hơn 13 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các nhà văn hóa thôn, đường làng ngõ xóm, hiến đất, ngày công, xây dựng chỉnh trang nhà ở... Từ nguồn lực trên đã góp phần hoàn thiện bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, mương nội đồng, các nhà văn hóa, sân thể thao thôn, hệ thống nước sạch, trường học, trạm y tế. Công sở xã, khu văn hóa thể thao xã, trường mầm non khu B, trường THCS, trạm y tế được đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng cuộc sống...

Để có những kết quả trên Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Hưng nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND; UBMTTQ huyện và sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, cùng tinh thần đoàn kết cố gắng của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân địa phương. Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Hưng đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thi đua lao động sản xuất.

Kiều Vượng