Thanh Hóa: Duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường 175 tỷ đồng

Cập nhật: 16:17 | 08/05/2022 Theo dõi KTCK trên

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1503/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến đường nối Quốc lộ 47 với Quốc lộ 47C, huyện Thọ Xuân (giai đoạn 1).

Thanh Hóa: Bố trí 5 đơn vị sự nghiệp về Trung tâm hội nghị Hàm Rồng đặt trụ sở làm việc

Thanh Hóa: Thu hồi hàng loạt dự án treo, dự án vi phạm về sử dụng đất

Dự án Khu dân cư mới gần 400 tỷ đồng về tay Xuân Phúc Group

Mục tiêu của dự án là từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông của huyện Thọ Xuân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng tính liên kết vùng, tạo sự lan tỏa trong việc phát triển đô thị của khu vực Lam Sơn - Sao Vàng.

1359-vnpduong-cao-toc-13042022
Ảnh minh họa

Quy mô đầu tư xây dựng mới tuyến đường nối Quốc lộ 47 với Quốc lộ 47C, huyện Thọ Xuân (giai đoạn 1) với chiều dài 2,517km theo tiêu chuẩn đường phố đô thị TCXDVN 104:2007; vận tốc thiết kế Vtk=60km/h; cầu trên tuyến bằng bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017, tải trọng thiết kế HL93, tần suất P=1%.

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 26/6/2019; trong đó: Điểm đầu Km0+00: Giao với Quốc lộ 47 tại Km60+700 thuộc địa phận xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân. Điểm cuối Km2+517,67: Giao với Quốc lộ 47C tại Km49+100 thuộc địa phận Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Toàn tuyến có 01 đường cong nằm, bán kính R=491m.

Thiết kế nền đường đắp thấp bằng đất đồi đạt độ chặt K≥0,95; lớp sát đáy móng đường dày 30cm đắp đạt độ chặt K≥0,98. Độ dốc mái taluy nền đắp 1/1,5Bn=27,5m; mặt đường Bm=1x12m=12,0m; Bvhtrai=13,0m, lề phải Blphai=2,5m. Độ dốc ngang mặt đường i=2%, dốc ngang vỉa hè i=-2%, dốc ngang lề đường 4%. .

Thiết kế kết cấu mặt đường cấp cao loại A1 đảm bảo cường độ mặt đường Eyc≥140Mpa. Kết cấu theo thứ tự từ trên xuống như sau: Bê tông nhựa chặt 19 dày 7cm; tưới nhựa thấm bám TCN 1kg/m2; lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 30cm; lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại 2 dày 32cm; lớp đất đáy áo đường đảm bảo độ chặt K≥0,98 dày 30cm.

Đối với 02 nút giao mới (nút giao với Quốc lộ 47 và với Quốc lộ 47C), dạng giao bằng, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, bán kính mép bó vỉa R=15-20m. Tổ chức giao thông bằng hệ thống vạch sơn, biển báo, đèn cảnh báo giao thông theo đúng quy định về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT. Kết cấu nền mặt đường trong phạm vi nút giao thiết kế tương tự như nền mặt đường trên tuyến chính.

Lát hè, trong phạm vi 3m tính từ mép mặt đường (phía trái tuyến) lát vỉa hè bằng gạch Terrazzo, lớp vữa đệm XM M50 dày 2cm, lớp cát đệm đầm chặt dày 10cm, nền đất đầm chặt K≥0,95. Bó vỉa hè bằng bê tông; kích thước bó vỉa đoạn thẳng 23x26x100cm, kích thước bó vỉa đoạn cong 23x26x40cm, đặt trên lớp VXM M75 dày 2cm, đệm cát 10cm. Đan rãnh bằng bê tông xi măng M200, kích thước (30x50x5)cm, lắp ghép, đặt trên lớp VXM M100 dày 2cm, bên dưới là lớp móng bằng BTXM M100.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 175 tỷ đồng (trong đó chi phí xây dựng 91,7 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 57 tỷ đồng; chi phí quản lý là hơn 1,6 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4,2 tỷ đồng; chi phí khác 1,5 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 18 tỷ đồng.

Về nguồn vốn ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện Thọ Xuân và các nguồn huy động hợp pháp khác thực hiện phần còn lại của dự án. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thọ Xuân làm chủ đầu tư. Địa điểm xây dựng thuộc địa phận các xã: Thọ Xương, Thọ Lâm và thị Trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

Nhật Nam

Tin cũ hơn
Xem thêm