Than Cọc Sáu (TC6) và Than Đèo Nai (TDN) hoàn tất những công đoạn cuối cùng để hợp nhất

Cập nhật: 11:14 | 26/02/2024 Theo dõi KTCK trên

Sau khi hợp nhất, doanh nghiệp mới sẽ mang tên Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV, đặt trụ sở tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Mới đây, Công ty CP Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) đã công bố nghị quyết thông qua hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần theo hợp đồng hợp nhất giữa doanh nghiệp này với Công ty CP Than Đèo Nai - Vinacomin (HNX: TDN). Bản hợp đồng này đã được ĐHĐCĐ bất thường của hai bên chấp thuận hồi cuối năm 2023.

Than Cọc Sáu (TC6) và Than Đèo Nai (TDN) hoàn tất những công đoạn cuối cùng để hợp nhất
Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai sẽ hợp nhất thành doanh nghiệp mang tên Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV

Theo phương án được thông qua, sau khi Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai hợp nhất, doanh nghiệp mới sẽ mang tên Công ty CP Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV, đặt trụ sở tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV dự kiến sẽ phát hành gần 62 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Than Cọc Sau và Than Đèo Nai để đổi lấy toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông trong các công ty bị hợp nhất theo tỷ lệ hoán đổi 1:1. Đ. Cụ thể, 1 cổ phiếu TC6 hoặc 1 cổ phiếu TDN sẽ được hoán đổi với 1 cổ phiếu công ty hợp nhất nhưng không bị hạn chế chuyển nhượng.

Đáng chú ý, cùng ngày, HĐQT Than Cọc Sáu cũng thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xác nhận tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty hợp nhất là 0%. N guyên nhân là do công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ ngành nghề hoạt động kinh doanh từ Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai.

Do Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai hoán đổi cổ phiếu để thực hiện hợp nhất theo tỷ lệ 1:1 nên tỷ lệ sở hữu nước ngoài dự kiến tại công ty hợp nhất sẽ bằng tổng số cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài tại hai công ty tại ngày thực hiện hoán đổi.

Ngoài ra, hai pháp nhân nói trên cũng đã thực hiện đăng ký tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa với UBCKNN để thực hiện “khóa room” của nhà đầu tư nước ngoài nhằm không làm tăng thêm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài vào công ty trước hợp nhất.

Về hoạt động của công ty hợp nhất, theo ĐHĐCĐ bất thường lần 2 hồi cuối năm 2023 của Than Cọc Sáu, công ty hợp nhất khả năng sẽ không khai thác than tại các mỏ hiện nay của Than Cọc Sáu và Than Đèo Mai mà sẽ thực hiện khai thác than tại cụm mỏ Cọc Sáu – Đèo Nai trên địa bàn TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, Than Đèo Nai là đơn vị được giao thực hiện dự án khai thác cụm mỏ này. Doanh nghiệp này hiện đang triển khai các công việc chuẩn bị dự án bao gồm xin chấp thuận chủ trương đầu tư, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm tra, thẩm định thiết kế cơ sở, xin cấp giấy phép khai thác,… để đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.

Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty hợp nhất vẫn tập trung vào mảng hoạt động cốt lõi đang được vận hành tại mỗi doanh nghiệp trước khi hợp nhất là khai thác than. Trong năm 2024, Than Cọc Sáu - Đèo Nai - TKV đặt mục tiêu doanh thu đạt khoảng 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 67 tỷ đồng cùng tỷ lệ cổ tức tính trên mệnh giá 6%.

Theo tìm hiểu, cả Than Cọc Sáu và Than Đèo Nai đều đang là công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nắm 65% vốn điều lệ. Việc hợp nhất hai công ty than này được thực hiện theo quyết định hồi tháng 10 của Vinacomin về phê duyệt đề án cơ cấu lại Tập đoàn đến năm 2025, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải quyết những khó khăn về khai thác, biên giới, trữ lượng, đổ thải, sắp xếp mô hình tổ chức tinh gọn, bố trí lao động hợp lý. Sau khi hợp nhất, toàn bộ lao động của hai công ty sẽ trở thành người của công ty hợp nhất và kế thừa các hợp đồng lao động của hai doanh nghiệp cũ cũng như các chế độ làm việc khác.

Về Than Cọc Sáu, từng là công ty khai thác than lộ thiên với sản lượng lớn nhất của TKV song những năm gần đây, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do càng ngày càng phải xuống sâu dưới lòng đất. Đây được coi là công ty đang khai thác than lộ thiên ở độ sâu nhất Đông Nam Á - khoảng - 300m so với mực nước biển. Do tình hình khai thác cực kỳ khó khăn nên chỉ tiêu trong năm 2023 được điều chỉnh giảm dần vài lần, từ khoảng 1,5 triệu tấn xuống còn khoảng 860.000 tấn. Trong khi đó, Than Đèo Nai hiện vẫn duy trì sản lượng khai thác than nguyên khai từ 2,5-2,6 triệu tấn/năm.

Thêm gói thầu của Than Đèo Nai – Vinacomin (TDN) về tay Công ty Quang Minh

Công ty CP Than Đèo Nai – Vinacomin (HNX: TDN) vừa công bố kết quả chọn thầu gói sản xuất than sạch, với phần thắng ...

Cổ phiếu TC6 bị kiểm soát và lộ trình "thoát án" của công ty

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 11/11, cổ phiếu TC6 giảm 4,35% về mức 4,4 nghìn đồng/cổ phiếu, khối lượng ...

Tin vui với cổ phiếu TC6

Cùng với xu hướng tăng chung của cổ phiếu ngành than trong tháng 1, giá cổ phiếu TC6 đã tăng hơn 121% kể từ đầu ...

Hà Lê

Tin cũ hơn
Xem thêm