Taseco Airs (AST): Lợi nhuận 2022 'bùng nổ', cổ đông 'thở phào' vì thoát án hủy niêm yết

Cập nhật: 14:07 | 01/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Sau hai năm lao đao vì dịch Covid-19, năm 2022 cùng với sự hồi phục của ngành hàng không, tình hình kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs, HOSE: AST) đã khởi sắc, các chỉ tiêu đều đảo chiều ngoạn mục so với năm trước.

Dự báo bức tranh kinh doanh 2023: Người cười nụ, kẻ khóc thầm

Quý IV/2022 là một quý “ăn nên làm ra” của Taseco Airs khi doanh thu tăng cực mạnh 8 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 216 tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của doanh thu bán hàng (130 tỷ đồng, tăng gần 9 lần), tiếp đó là doanh thu cung cấp dịch vụ (87 tỷ đồng, tăng gần 7 lần).

Với doanh thu lớn, lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng 8,4 lần, đây 118 tỷ đồng. Quý này, doanh thu tài chính gần như đi ngang với 3,6 tỷ đồng; chi phí tài chính chỉ 1,3 tỷ đồng.

Biến động cùng chiều với doanh thu, chi phí vận hàng cũng tăng lên đáng kể, cụ thể: chi phí bán hàng tăng 6 lần, đạt 54 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2 lần, đạt 39 tỷ đồng.

Kết thúc quý IV/2022, Taseco Airs ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 29 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ trước thuế 18 tỷ đồng.

Taseco Airs

Luỹ kế năm 2022, kết quả kinh doanh của Taseco Airs đã đảo chiều ngoạn mục so với năm thua lỗ đậm của năm 2021 (lỗ trước thuế 128 tỷ đồng).

Luỹ kế năm 2022, kết quả kinh doanh của Taseco Airs đã đảo chiều ngoạn mục so với năm thua lỗ đậm của năm 2021 (lỗ trước thuế 128 tỷ đồng).

Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 tăng 4 lần, đạt 603,5 tỷ đồng; lợi nhuận gộp tăng 7,4 lần, đạt 319 tỷ đồng.

Trong năm, hoạt động tài chính biến động không đáng kể với doanh thu 10 tỷ đồng; chi phí tài chính đạt 4 tỷ đồng. Với hoạt động kinh doanh cốt lõi hồi phục, chi phí vận hành cũng đã tăng mạnh, trong đó chi phí bán hàng tăng 2,2 lần, đạt 164 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 59%, đạt 121 tỷ đồng.

Taseco Airs đã kết lại năm 2022 với lợi nhuận trước thuế 39 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 34 tỷ đồng - trái ngược với khoản lỗ sau thuế 128 tỷ đồng của năm 2021. Dẫu vậy, mức lợi nhuận này vẫn còn cách rất xa so với thời điểm đỉnh cao trước dịch Covid-19 (năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 212 tỷ đồng).

Năm 2022, Taseco Airs đặt mục tiêu doanh thu 633 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 23,5 tỷ đồng. Với kết quả trên, công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó, cổ đông Taseco Airs có quyền "thở phào" nhẹ nhõm khi doanh nghiệp đã ngắt chuỗi 2 năm liên tiếp thua lỗ (2020-2021), đồng nghĩa với việc thoát án hủy niêm yết của HOSE (trong trường hợp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 cũng ghi nhận lợi nhuận dương).

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Taseco Airs tăng 15%, đạt 579 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể của lượng tiền và tương đương tiền - tăng 8 lần, đạt 73 tỷ đồng. Cùng với khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Taseco Airs có khoảng 216 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, chiếm 37% tổng tài sản.

Nợ phải trả tại ngày kết thúc quý IV/2022 tăng 37%, đạt 123 tỷ đồng, chỉ chiếm 21% tổng nguồn vốn. Nợ vay giảm 20% xuống 38,5 tỷ đồng.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh của Taseco Airs năm nay được cải thiện rất tốt khi dương 92 tỷ đồng năm trước âm 84 tỷ đồng; chủ yếu do tăng phải thu (22 tỷ đồng) và tăng phải trả (32 tỷ đồng).

Trong một báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định các doanh nghiệp ngành hàng không sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023. Sau sự phục hồi nhanh chóng của thị trường nội địa, SSI nhìn nhận đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy khách quốc tế sẽ sớm quay trở lại Việt Nam với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc - thị trường du lịch khách nước ngoài lớn nhất của Việt Nam.

“Mặc dù lượng hành khách hàng không khó có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024, SSI tin rằng lợi nhuận của Taseco Airs đang phục hồi dần, đồng thời ước tính lợi nhuận trước thuế có thể đạt 230 tỷ đồng vào năm 2023, tăng 501% so với năm 2022. Năm 2024, khi thị trường phục hồi hoàn toàn, AST khả năng có 331 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”, SSI dự tính.

Hiện, cổ phiếu AST của Taseco Airs đang bị kiểm soát. Nguyên nhân là do hai năm 2020-2021, doanh nghiệp hàng không này đã liên tục thua lỗ (năm 2020 lỗ 49 tỷ đồng, năm 2021 lỗ tiếp 118 tỷ đồng).

HOSE cũng lưu ý Taseco Airs về khả năng cổ phiếu AST bị huỷ niêm yết nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế âm.

Với kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2022, Taseco Airs sẽ thoát án huỷ niêm yết, và khả năng sẽ bứt tốc trong năm 2023.

Thảo Nguyên

Tin cũ hơn
Xem thêm