SSI Research: Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng 12 điểm cơ bản

Cập nhật: 07:18 | 19/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Nhóm phân tích SSI Research cho biết trong tuần 11-15/7 lãi suất liên ngân hàng nhích tăng nhẹ, kết tuần, lãi suất kỳ hạn qua đêm ghi nhận ở 1,05%, tăng 12 điểm cơ bản.

SSI Research: Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng 12 điểm cơ bản

Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần 11/7-15/7 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research, nhóm phân tích cho biết trong tuần qua Ngân hàng Nhà nước tiếp tục sử dụng các nghiệp vụ mở nhằm điều tiết thanh khoản tiền đồng trong hệ thống.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 12.400 tỷ động tín phiếu 14 ngày với lãi suất 0,9% và 46.900 tỷ kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 1,5% trong khi có 56.800 tỷ đồng đáo hạn, tương đương với việc hút ròng nhẹ 2.400 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Trong khi đó, kênh mua kỳ hạn vẫn được sử dụng đều đặn với khối lượng phát hành trung bình khoảng 200 tỷ đồng/ngày ở kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 2,5%.

Nguồn: SSI
Nguồn: SSI

Trong tuần qua lãi suất liên ngân hàng nhích tăng nhẹ. Kết tuần, lãi suất kỳ hạn qua đêm ghi nhận ở 1,05% (tăng 12 điểm cơ bản) và 1 tuần 1,65%, tăng 13 điểm cơ bản. Chênh lệch lãi suất VND/USD phần nào có sự cải thiện, nhưng vẫn đang duy trì ở mức âm khoảng 50 điểm cơ bản (100 điểm cơ bản bằng 1 điểm %).

Nguồn: SSI
Nguồn: SSI

Trên thị trường liên ngân hàng, USD/VND tăng 0,18% và chạm mức bán của Ngân hàng Nhà nước (23.400 VND/USD). Tỷ giá niêm yết tại Vietcombank tăng 80 đồng, kết tuần ở mức 23.270 - 23.580 VND/USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2020. Trong khi đó tỷ giá bán niêm yết tại một số NHTM đã tăng chạm mức 23.800.

Đáng chú ý, diễn biến mạnh lên liên tục của đồng USD khiến nhu cầu tích trữ tăng và tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng mạnh 300 đồng trong tuần trước, hiện giao dịch ở 24.330 - 24.460 VND/USD.

Trong phiên giao dịch ngay đầu tuần này, tỷ giá tự do tiếp tục bật tăng lên 24.500 - 24.700 VND/USD và chênh lệch giữa hai thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây.

Mặc dù dự trữ ngoại hối vẫn tương đối dồi dào nhằm có thể giúp ổn định thị trường trong bối cảnh cầu ngoại tệ tăng cao, nhóm phân tích cho rằng áp lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt khi vẫn chưa xác định được thời điểm và mức độ tăng lãi suất của Fed. Do vậy, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục chịu nhiều áp lực trong thời gian tới.

Trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức cuộc họp tổng kết ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm và định hướng hoạt động trong 6 tháng cuối năm.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 là 14%, tuy nhiên sẽ có bộ tiêu chí thống nhất để minh bạch phân bổ việc nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thương mại.

Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhìn chung vẫn tương đối thận trọng, trước áp lực lạm phát cũng như áp lực mất giá của VND.

Với mức tăng trưởng tín dụng chỉ 14% trong năm 2022, chỉ có gần 500.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân trong nửa cuối năm (so với mức gần 1 triệu tỷ đồng trong nửa đầu năm). Điều này giúp cải thiện mức chênh lệch giữa tín dụng – huy động vốn và từ đó giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lãi suất vay mua nhà tiếp tục tăng: Thận trọng lãi suất thả nổi sau thời gian ưu đãi

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lãi suất cho vay thế chấp mua nhà trong nửa cuối năm nay sẽ ...

Lãi suất vay mua nhà tiếp tục tăng trong tháng 7

Theo khảo sát, trong tháng 7, một số ngân hàng có sự thay đổi về lãi suất cho vay mua nhà với điều chỉnh khoảng ...

Đồng euro gặp thách thức lớn, liệu có thể phục hồi?

Đà mất giá mạnh của đồng euro so với đồng USD, do hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine và những rủi ro gia tăng ...

Phương Thảo