SSI Research: Cổ phiếu ngành dược được coi là "hầm trú ẩn" an toàn cho nhà đầu tư

Cập nhật: 06:02 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty dược niêm yết của Việt Nam với cơ cấu cổ đông hợp nhất, tỷ lệ thả nổi thấp và được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý sẽ có định giá cố định ở mức cao, từ đó tạo ra hầm trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư trong thời kỳ thị trường biến động như hiện tại.

1218-duoc2
SSI Research: Cổ phiếu ngành dược được coi là "hầm trú ẩn" an toàn cho nhà đầu tư

Hoạt động kinh doanh dược phẩm ít chịu ảnh hưởng hơn trong môi trường lạm phát cao, với chi phí đầu vào ổn định so với các ngành khác. Khi nền kinh tế đang tiến tới thời kỳ lạm phát cao, các nhà đầu tư có thể lo ngại về tác động của giá nguyên liệu đầu vào đến lợi nhuận của ngành.

Từ BCTC của các công ty dược niêm yết tại Việt Nam, chi phí đầu vào bình quân của hầu hết các công ty dược phẩm đều có tỷ trọng khá tương đồng: 60% chi phí nguyên vật liệu, 20% chi phí nhân công, 10% chi phí quảng cáo/tiếp thị, 4% khấu hao, 3% chi phí R&D và 3% thuộc chi phí logistics & các chi phí khác. Mặc dù chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại được chia nhỏ thành nhiều loại hoạt chất và dược phẩm khác nhau. Ví dụ như paracetamol, loại thuốc phổ biến và có công thức sản xuất đơn giản nhất, được tạo thành từ 3 hoạt chất, 5 tá dược, viên nang & đóng gói, và có thể được chia nhỏ hơn nữa thành 20 loại nguyên vật liệu cơ bản khác nhau cấu thành (dầu mỏ, hạt nhựa, gelatin, tinh bột ngô…).

Do đó, cấu thành chi phí sản xuất viên thuốc cuối cùng sẽ rất phân mảnh và hoạt động kinh doanh dược phẩm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát, trừ khi có sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu như đợt bùng phát dịch Covid ở Trung Quốc/Ấn Độ trong năm 2020/2021 hoặc thay đổi về chính sách bảo vệ môi trường và đóng cửa các nhà máy sản xuất dược phẩm ô nhiễm ở Trung Quốc trong năm 2016.

Việc Trung Quốc thực hiện chính sách “zero Covid” trong năm 2022 mặc dù kéo dài hơn năm 2020, nhưng vẫn chưa ghi nhận bất kỳ tác động đáng kể nào đến chuỗi cung ứng nguyên liệu dược phẩm do các tỉnh sản xuất dược phẩm chính như Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô hiện có chưa có chính sách phong tỏa nghiêm ngặt nào.

Hơn nữa, Ấn Độ, quốc gia sản xuất nguyên liệu thuốc lớn thứ 2, hiện đang đẩy mạnh mở rộng công suất với ưu đãi về vốn lên tới 200 triệu USD và các ưu đãi về thuế đăng kể khác nhằm thay thế vị trí thống trị của Trung Quốc trong thị trường cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc. Nhiều nhà cung cấp hơn tới từ Ấn Độ sẽ giúp hạ nhiệt giá cả của các nguyên liệu dược phẩm trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, việc mở cửa các chuyến bay quốc tế giúp đẩy nhanh các thương vụ M&A và duy trì mức định giá ngành ổn định trong thời kỳ thị trường biến động xấu. Do Việt Nam dỡ bỏ phần lớn các yêu cầu nhập cảnh đối với cả khách du lịch và doanh nghiệp nước ngoài, SSI Research kỳ vọng các công ty dược phẩm tại Việt Nam sẽ thu hút được nhiều thương vụ M&A hơn nữa.

Đặc biệt, theo PwC, năm 2022 có thể là một năm phục hồi của các hoạt động M&A toàn cầu sau 2 năm bùng phát dịch, với giá trị các thương vụ M&A ngành dược trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 32% so với cùng kỳ. Hoạt động tìm kiếm thương vụ M&A cũng đang được các công ty dược phẩm đẩy nhanh khi họ đã giữ một lượng tiền mặt dồi dào tích lũy được trong giai đoạn nhu cầu thuốc tăng cao do dịch bệnh.

Do đó, các công ty dược niêm yết của Việt Nam với cơ cấu cổ đông hợp nhất, tỷ lệ thả nổi thấp và được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý sẽ có định giá cố định ở mức cao, từ đó tạo ra hầm trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư trong thời kỳ thị trường biến động như hiện tại.

Quá trình phê duyệt thuốc tiếp tục kéo dài có rủi ro ảnh hưởng đến việc gia hạn đăng ký thuốc. Theo ước tính của Cục Quản lý Dược, có gần 12.896 số đăng ký thuốc trên tổng số 43.685 số đăng ký (chiếm 29%) sẽ hết hạn trong năm 2022, trong khi quy trình phê duyệt thuốc hiện tại không thể đáp ứng kịp tiến độ, có nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong ngành. Trong cuộc họp khẩn gần đây, chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ Y tế tự động gia hạn đến cuối năm 2022 cho các số đăng ký thuốc hết hạn do vấn đề chậm trễ phê duyệt trong thời gian bùng phát dịch Covid.

Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn đang chờ hướng dẫn/văn bản cụ thể từ chính phủ để thực hiện việc gia hạn này, trong khi các doanh nghiệp dược phẩm vẫn lo lắng về việc các số đăng ký thuốc sẽ được gia hạn thế nào trong năm 2023 và các năm sau đó nếu quá trình phê duyệt thuốc tiếp tục chậm trễ.

1046-d1
Nguồn: SSI ước tính

Theo ước tính của SSI, kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm sẽ được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2022 do nhờ doanh thu tốt tại kênh nhà thuốc. Nửa cuối năm 2022 sẽ được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh của số lượt khám chữa bệnh tại bệnh viện và hoạt động đấu thầu thuốc diễn ra bình thường trở lại.

Dược phẩm là một ngành phòng thủ với nhu cầu ổn định qua các thời kỳ, vì vậy triển vọng sẽ chắc chắn hơn so với các ngành khác trong trường hợp nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, do năm 2022 là năm có cơ sở lợi nhuận cao nên tăng trưởng của các công ty dược phẩm trong năm 2023 có thể sẽ thấp hơn nhưng vẫn tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 23/5/2022: G36, TRT, BSC, VLC, NKG, FDC

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Giao dịch khối ngoại nhuốm màu ảm đạm giữa bão lửa thị trường phiên 23/5

Phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại bán ròng lên gần 440 tỷ đồng trên HOSE, tập trung xả mạnh nhất SSI khiến cổ phiếu ...

Chứng khoán phiên chiều 23/5: Ồ ạt bán tháo, nhiều mã "chết lâm sàng", VN-Index mất gần 22 điểm

Thiếu vắng nhóm dẫn dắt có thể là nguyên nhân chính khiên thị trường đảo chiều vào cuối phiên sáng và "cắm đầu" lao dốc ...

Nguyên Nam